Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

  Mỗi chúng ta ai cũng sẽ phải giải quyết những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,…phấn đấu cho các mục tiêu tài chính khác nhau và đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Để thực hiện tốt được những vấn đề đó, kiểm soát được tình hình tài chính của bản thân và gia đình, mỗi người cần biệt lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chỉ tiêu không có kế hoạch.

Trả lời:

– Chi tiêu có kế hoạch là một việc làm thông minh. Việc này sẽ giúp chúng ta chi tiêu hợp lí, tiết kiệm chi phí và để dành được tiền cho các sự việc phát sinh ngoài ý muốn, đầu tư sinh lời,…

– Chi tiêu không hợp lí sẽ khiến tiền bạc cạn dần dù kiếm được nhiều đến bao nhiêu. Và dần đến một lúc nào đó, khi một việc phát sinh xảy ra mà yêu cầu cần tiền để giải quyết sẽ không thể làm được.

1.1. Khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện của H trang 61, 62 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Những vấn đề tài chính cá nhân phải giải quyết là gì?

2. H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?

Trả lời: 

1. Những vấn đề tài chính cá nhân phải giải quyết là sinh viên, gia đình khó khăn, vừa đi học vừa phải làm thêm để có tiền trang trải.

2. Kế hoạch tài chính cá nhân của H đề giải quyết các vấn đề đó:

– Trước tiên là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng gồm các khoản chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm. 

– Việc quan trọng hơn là phải xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chặt chế với mục tiêu đảm bảo chí trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm. Năm nay, H đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu đồng để học thêm ngoại ngữ bằng cách cắt giảm những khoản chỉ không cần thiết.

  – Tài chính cá nhân là những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,… của mỗi người.

  – Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

1.2. Các loại kế hoạch tài chính cá nhân

Trong cuộc sống, có nhiều loại kế hoạch tài chính khác nhau. Xét về thời gian thực hiện có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Độ dài thời gian của các loại kế hoạch này cũng khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi người. Đối với lứa tuổi học sinh, thời gian phân định các loại kế hoạch này cũng ngắn hơn.

a) Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện của M trang 62, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thế nào?

Trả lời: 

Kế hoạch tài chính cá nhân của M :

– Mục tiêu: mua bộ vợt cầu lông

– Thời gian thực hiện: 20 ngày

– Cách thực hiện:mỗi ngày phải tiết kiệm được 10 000 đồng. M tự nhủ sẽ có gắng thực hiện kế hoạch này để mang lại niềm vui bất ngờ cho bố mẹ và em trai.

  – Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng).

  – Đặc điểm: mục tiêu tài chính ngắn hạn thường là cân đối chi tiêu với mức thu nhập đang có hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ,…thời gian thực hiện ngắn.

b) Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H trang 63, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu tài chính gì? Thời gian thực hiện có điểm gì khác so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? Cách thực hiện như thế nào?

Trả lời: 

Tiết kiệm một khoản tiền trong thời gian 5 tháng để thực hiện kế hoạch về thăm gia đình. Để đạt được các mục tiêu này, mình phải ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi không cần thiết đồng thời có thể nhận công việc làm thêm theo giờ để có thêm một khoản thu nhập nhỏ.

  – Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng.

  – Đặc điểm: thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng.

c) Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M trang 63, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu gì? Thời gian thực hiện so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có điểm gì khác biệt? Cách thực hiện như thế nào?

Trả lời: 

Nhờ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân, trong suốt năm học lớp 9, M đã tiết kiệm được 1,5 triệu đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, đã xây dựng kế hoạch, thực hiện những mục tiêu ngắn hạn như mỗi tháng có thể tiết kiệm được 100 000 đồng từ việc tính toán chỉ tiêu các khoản tiền mẹ cho hằng tháng. Ngoài ra, em còn thực hiện mục tiêu trung hạn, xin mẹ 5 chú gà con nuôi trong 4 tháng để bán lấy tiền.

  – Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên.

  – Đặc điểm: mục tiêu thường là có được những khoản tiền lớn để thực hiện được các dự định trong tương lai, thời gian thực hiện từ 6 tháng trở lên, bao gồm kể hoạch thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.

1.3. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H trang 64, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chỉ tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sao và được bạn bè tôn trọng thể nào?

2. Việc không cố kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q?

Trả lời: 

1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống biết cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lí. H có kế hoạch chí tiêu cụ thể, cân nhắc những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho đời sống, học tập và tuân thủ thực hiện kế hoạch. Thấy H duy tri việc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu tài chinh lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt, nợ nần, lại còn có tiền tiết kiệm Q rất nể phục và tự nhủ phải bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch tài chính cho riêng mình ngay.

2. Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả là Q rơi vào nợ nần phải vay tiền H.

  Việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân giúp mọi người:

 – Tính toán, cân nhắc nên dành những khoản chi phi cần thiết cho đời sống, học tập.

 – Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.

 – Duy trì được chỉ tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không bị thâm hụt hay nợ nần và còn tiết kiệm để thực hiện các mục tiêu tài chính quan trọng khác trong tương lai, giúp tự chủ trong cuộc sống.

– Được mọi người tôn trọng, quý mến.

1.4. Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M trang 64, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là gì? Thời gian thực hiện các mục tiêu đó trong bao lâu?

2. Theo em, việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời: 

1. Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là:

– Xác định mục tiêu tài chính và thời hạn thực hiện

– Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

– Thiết lập quy tắc thu chi

– Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

– Thời gian thực hiện: 3 tháng

2. Việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa tạo động lực và định hướng cho việc xây dựng vả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

  – Mục tiêu tài chính là mục tiêu cần hướng tới khi lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nó có thể liên quan đến những mong muốn cân đối chỉ tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền tăng thu nhập,…

  – Để xác định mục tiêu tài chính, cần đánh giá năng lực tài chính của cá nhân, nhìn nhận những điều cần thiết nhất để đảm bảo cuộc sống, từ đó xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và cân nhắc xem mục tiêu đặt ra có ý nghĩa như thế nào để xem đó là động lực phải thực hiện bằng được.

  + Mục tiêu tài chính cá nhân ngắn hạn: được thực hiện trong thời gian ngắn nên vấn đề tài chính cần giải quyết thường là đảm bảo cân đối thu chi, không chi vượt mức số tiền đang có. Nếu có mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền rất nhỏ.

  + Mục tiêu tài chính cá nhân trung hạn, dài hạn: được thực hiện trong thời gian dài hơn nên thường là mong muốn có những khoản tiền lớn hơn thông qua việc tiết kiệm và kiếm thêm.

Bước 2: Theo dõi và kiểm soát thu chi cá nhân

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M trang 65, 66 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Dưới đây là bản ghi chép các khoản thu chỉ trong một tháng của M:

1. M đã làm thế nào để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình?

2. Theo em, việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò thể nào trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời: 

1. Để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình m đã áp dụng các cách sau: Nếu có lí do đột xuất khiến việc chỉ tiêu trong một ngày/ tuần/ tháng quá mức quy định thi phải đều chỉnh ngay trong ngày/ tuần/ tháng tiếp theo bằng cách cắt giảm chị tiêu để bù lại. Dù thực hiện mục tiêu tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo duy trị các nhu cảu thiết yếu để đảm bảo sức khoẻ và học tập tốt.

2. Việc theo dõi và kiểm soát thu chỉ có vai trò kiểm soát được tài chính của mình, giúp bản thân tiết kiệm hơn.

  – Sau khi xác định mục tiêu tài chính thì việc theo dõi và kiểm soát thu chi là bước đi quan trọng để có căn cứ xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính, đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đã đề ra.

  – Cần ghi chép đầy đủ các khoản thu chi, đặc biệt là các khoản chi, tách được những khoản chi thiết yếu (những thứ em cần) và những khoản không thiết yếu (những thủ em muôn) để theo dõi, kiểm soát mức chi với mức thu nhập cho phép. Nếu chi vượt quá mức, phải nhanh chóng có phương án điều chỉnh để cân đối.

  – Phải kiểm soát việc thực hiện mục tiêu: Không vì mục tiêu tiết kiệm cũng như mục tiêu cần đối thu chi mà cắt giảm những khoản chi tiêu thiết yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ và điều kiện học tập. Không vì theo đuổi mục tiêu kiếm tiền tăng thu nhập mà quên mục tiêu quan trọng nhất là phải học tập tốt.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M trang 67, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi: 

1. M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

2. Theo em, việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Trả lời: 

1. M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân:

– Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cần tuân thủ quy tắc quan trọng là phải cân đốii thu chi, các định mức chi không được vượt quá số tiền đang có.

– Với mục tiêu tiết kiệm, đời hỏi phải đặt ra quy tắc phân bổ nguồn thu đang có cho các khoản chi như thế nào để vừa đảm bảo các chỉ tiêu thiết yếu, các khoản chi phát sinh lại vừa có tiết kiệm.

2. Việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép, phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

  – Để lập kế hoạch tài chính cá nhân đòi hỏi phải có những quy tắc thu chi cá nhân để định hướng, đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của kế hoạch.

  – Đó là các quy tắc, đảm bảo chi tiêu không vượt mức thu cho phép, phân bổ thu nhập cho các khoản chi và có tiết kiệm sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu, tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân

Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M trang 67, 68 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?

2. Theo em, việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

1. M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân: trước hết phải quyết tâm làm theo kế hoạch đã đẻ ra. Chẳng hạn, nếu có một khoản chi đột xuất ngoài dự kiến cản có kế hoạch để bù đắp lại ngay từ việc cắt giảm các khoản.

2. Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa giúp bản thân thực hiện được những mục tiêu mình đề ra trước đó.

  Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch tài chính cá nhân, cần thực hiện đúng các định mức chi tiêu đã đề ra trong kế hoạch. Nếu có những khoản chi đột xuất, cần nhanh chóng tìm cách điều chỉnh. Nếu nhu cầu thực tế hay thu nhập có thay đổi, cần cập nhật và điều chỉnh đề bản kế hoạch phù hợp với thực tế.