1.1. Bản vẽ chi tiết
a. Nội dung của bản vẽ chi tiết
– Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên. Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng của chi tiết máy. Các kích thước thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy. Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt. Khung tên gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
b. Đọc bản vẽ chi tiết
Đọc được một bản vẽ chi tiết là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ chi tiết đỏ, bao gồm:
– Hiểu rõ được tên gọi, công dụng, hình dáng, cấu tạo, kích thước và vật liệu của chi tiết.
– Hiểu rõ các yêu cầu kĩ thuật
Hình 14.2. Bản vẽ gối đỡ
c. Lập bản vẽ chi tiết
– Để lập bản vẽ chi tiết, thường tiến hành theo các bước như sau, lấy ví dụ lập bản vẽ chi tiết vòng đai (Hình 14.3).
Bước 1: Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Để thực hiện được bước này, trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan.
– Bộ vòng đai gồm hai bu lông (1), hai vòng đai (2), hai đệm (3) và hai đai ốc (4). Hai vòng đai được ghép với nhau bằng hai bộ bu lông (1) và đai ốc (4), tạo thành một lỗ trụ đề kẹp một chi tiết dạng trụ ở giữa. Như vậy bề mặt làm việc của vòng đai là bề mặt lỗ trụ và bề mặt lỗ trụ đó phải thoả mãn yêu cầu về kích thước, độ nhằm và độ cứng. Trên vòng đai có hai lỗ trụ đề lắp hai bu lông (1), khoảng cách giữa hai lỗ đó cũng cần phải đảm bảo điều kiện để có thể lắp đồng thời hai bu lông ở hai bên.
Bước 2: Chọn phương án biểu diễn. Phương án biểu diễn phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng hình dáng, cấu tạo bên ngoài và bên trong 4 chi tiết.
– Chi tiết vòng đai có hình dáng tương đối đơn giản nên có thể biểu diễn đủ chỉ với hai hình chiếu. Tuy nhiên, để biểu diễn được rõ rằng kết cấu của hai lỗ lắp bu lông thi cần vẽ hình cắt với vị trí mặt phẳng cắt đi qua hai lỗ đó. Mặt khác, chi tiết đối xứng nên có thể chọn phương án vẽ hình cắt bản phần. Chọn hướng chiếu đứng như trên Hình 14.3. Phương án biểu diễn được lựa chọn là về hình cắt đứng bán phần và hình chiếu bằng.
Hình 14.3. Cấu tạo bộ vòng đai
Bước 3: Vẽ các hình biểu diễn. Thực hiện lần lượt như sau ng cách vẽ bằng nét mảnh các
– Bố trí các hình biểu diễn bằng cách vẽ bằng nét mảnh các đường bao hinh biểu diễn (Hình 14.4).
– Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài, bộ phận bên trong, vẽ hình cắt, mặt cắt…. (Hình 14.5).
– Tẩy các đường trung gian và hoàn thiện các hình biểu diễn theo tiêu chuẩn (Hình 14.6).
Hình 14.4. Bố trí các hình
Hình 14.5. Vẽ mờ | Hình 14.6. Tô đậm |
Bước 4: Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên.
– Hai bên của chi tiết có dạng hình hộp chữ nhật nên cần ghi ba kích thước: dài, rộng và cao. Phần uốn cong hình trụ cần ghi kích thước đường kính ngoài và đường kính trong Hai lỗ trụ hai bên cần ghi đường kinh và kích thước vị trí của chúng. Chi tiết đối xứng nên áp dụng cách ghi đối xứng.
– Ghi các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên. Hình 14.7 là bản vẽ chi tiết hoàn thiện của chi tiết vòng đai.
Hình 14.7. Bản vẽ chi tiết vòng đại
1.2. Bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm.
a. Nội dung bản vẽ lắp
Nội dung của bản vẽ lắp gồm các hình biểu diễn, kích thước, bảng kê và khung tên. Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm. Kích thước trên bản vẽ lắp gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết. Bảng kê bao gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo. Khung tên gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
b. Đọc bản vẽ lắp
Đọc được bản vẽ lắp là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ lắp đó, bao gồm:
– Hiểu rõ được hỉnh dáng, cấu tạo của từng chi tiết và chức năng của nó trong sản phẩm.
– Hiểu rõ mối ghép của các chi tiết với nhau.
– Nắm được nguyên li làm việc, công dụng và trình tự tháo lắp của sản phẩm, các nội dung quản lí bản vẽ.