1.1. Trồng trọt công nghệ cao
– Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp những công nghệ tiên tiến (còn gọi là công nghệ cao) để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
– Một số công nghệ cao được ứng dụng nhiều trong trồng trọt như cơ giới hóa, tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nhà kinh trong trồng trọt, công nghệ loT (Hình 23.1), các quy trình canh tác tiên tiến cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất,….
Hình 23.1. Trồng rau trong nhà kính
1.2. Ưu điểm và hạn chế của trồng trọt công nghệ cao
a. Ưu điểm
– Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
– Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
– Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khi hậu, do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
– Giảm giá thành và đa dạng hoá sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
– Với những ưu điểm kể trên, trồng trọt công nghệ cao (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và không chỉ là xu hướng của thời đại mà còn là một Phát triển Nông thôn, 2017). trong những giải pháp cấp thiết giúp trồng trọt vượt qua được những thách thức lớn đang gặp phải như tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu (hạn hán, ngập ủng, mặn xâm lấn…. ), quá trình đô thị hoá thu hẹp diện tích đất trồng, nhu cầu lương thực tăng cao do sự gia tăng dân số,…
b. Hạn chế
– Chi phi đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.
– Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.
1.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
a. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao
– Chính phủ Việt nam đặc biệt quan tâm và quyết tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao (trong đó có trồng trọt công nghệ cao). Nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết về nông nghiệp công nghệ cao đã được bản thảo và ban hành.
b. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
– Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước có khu nông nghiệp công nghệ cao, đi đầu trong lĩnh vực này phải kể đến như Lâm Đồng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu…. Tham gia vào trồng trọt công nghệ cao còn có các doanh nghiệp, các hộ tư nhân. Nhiều mô hình trồng trọt công nghệ cao đã được triển khai rộng khắp trên cả nước (Hình 23.2).
Hình 23.2. Sản xuất hoa loa kèn trong nhà kinh kết hợp tưới tự động tiết kiệm nước ở Gia Lâm – Hà Nội
c. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
– Nhiều mô hình trồng trọt công nghệ cao ở nước ta mang lại hiệu quả vượt trội như mô hình trồng rau trong nhà lưới đạt doanh thu cao, gấp từ 2 đến 3 lần so với canh tác truyền thống mô hình sản xuất rau thuỷ canh đạt từ 8 đến 9 tỉ đồng/ha/năm (Hình 23.3); trồng hoa đạt 1,2 tỉ đồng/ha/năm, cao gấp từ 20 đến 30 lần so với trồng trọt truyền thống (Theo số liệu của Hội nông dân Lâm Đồng năm 2018).
Hình 23.3. Mô hình trồng rau thuỷ canh ở Đà Lạt