1.1. Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt
Chế biến sản phẩm trồng trọt là quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc các dạng sản phẩm khác, phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng. Chế biến sản phẩm trồng trọt nhằm mục đích:
– Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.
– Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
– Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản.
– Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.
1.2. Một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường
a. Sấy khô
– Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả… được chế biến bằng cách sẵy khô tại lò sấy. Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khả cao như mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy…. (Hình 21.1a).
b. Nghiền bột mịn hay tinh bột
– Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trinh nhất định.
– Ví dụ như làm tinh bột nghệ (Hình 21.1b), tinh bột sắn, tinh bột gạo,…
c. Muối chua
– Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật (Hình 21.1c). Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn.
Hình 21.1. Một số sản phẩm trồng trọt sau chế biến
1.3. Một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt
a. Công nghệ sấy lạnh
– Sấy lạnh (hay còn gọi là sấy ở nhiệt độ thấp) là phương pháp sảy bằng tác nhân không khi rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dài nhiệt độ sấy từ 10 °C đến 65 °C, độ ẩm không khi dưới 40% (Hình 21.2).
Hình 21.2. Máy sấy lạnh
– Phương pháp sắy lạnh thường được ứng dụng để chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản phẩm hoa quả. Phương pháp này sử dụng sự chênh lệch độ ầm giữa bên trong hoa quả với môi trường không khi sấy để làm khô hoa quả.
– Ưu điểm:
+ Sản phẩm vẫn giữ được nguyên màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể.
+ Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm.
+ Sàn phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.
– Nhược điểm:
+ Chi phi đầu tư lớn.
+ Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt.
b. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
– Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 4 °C – 10 °C nhằm làm bắt hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm trong sản phẩm trồng trọt; từ đó làm tăng tính năng an toàn, kéo dài thời hạn sử dụng và giữ nguyên hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt mà không cần các chất phụ gia, chất bảo quản hay các hoá chất khác (Hình 21.3).
Hình 21.3. Hệ thống xử lí bằng áp suất cao
– Ưu điểm:
+ Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn, không cần phải sử dụng thêm các hoá chất bảo quản.
+ Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị.
+ Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hoà tinh bột, do đó giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.
+ Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt.
+ Tiêu thụ ít năng lượng.
+ Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm.
– Nhược điểm:
+ Chi phi rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh.
+ Hiệu quả không cao đối với các sản phẩm rau.
c. Công nghệ chiên chân không
– Chiên chân không là công nghệ chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không. Công nghệ chiên có thể sử dụng cho hầu hết trái cây và rau, củ, quả. Đặc biệt là có thể chiên các loại sản phẩm mà công nghệ chiên truyền thống không chiên được như dứa, dấu tây, dưa chuột (Hình 21.4).
Hình 21.4. Hệ thống máy chiên chân không
– Ưu điểm:
+ Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu.
+ Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng
+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.
– Nhược điểm:
1.4. Chế biến xirô từ quả
a. Chuẩn bị
Dụng cụ
Lọ thuỷ tinh có nắp đậy, sạch, khô.
Nguyên vật liệu
– Quả (mơ, táo, mận, dầu, nho, dứa, quất, chanh đảo,… ): 1 Kg.
– Đường trắng: từ 1 đến 1,5 kg.
– Đề xirô đậm đà hơn có thể cho thêm một chút muối ăn.
b. Các bước thực hành
Bước 1: Chuẩn bị quả
– Chọn những quả (mơ, táo, mận, dấu, nho, dừa, quất,…) đến độ thu hoạch, tươi ngon, không bị giập, không bị sâu, bệnh (Hình 21.5); rửa sạch và đề thật khô ráo.
Hình 21.5. Một số loại quả dùng làm xirô
– Một số loại quả (chanh, sấu,…) cần sơ chế hoặc gọt vỏ, xắt lát (Hình 21.6),
Hình 21.6. Một số loại quả đã qua sơ chế để làm xiro
Bước 2: Xếp quả vào lọ
– Xếp quả vào lọ thuỷ tinh đã rửa sạch, làm khô. Cứ mỗi lớp quả rải một lớp đường. Phủ kín đường lên lớp quả trên cũng nhằm hạn chế sự lây nhiễm của vi sinh vật, đậy nắp lọ (Hình 21.7). Tuy khẩu vị người dùng, có thể thay đổi lượng đường. Có thể cho thêm một ít muối ăn vào bước này.
Lưu ý: Không cho quả đầy kin lọ, khoảng cách từ lớp đường trên cùng đến nắp lọ khoảng 5 – 10 cm. Không đậy kín nắp lọ mà nên có khe hở vì quá trình ngâm có thể sản sinh ra khi gas.
Hinh 21.7. Quả được xếp trong lọ
Bước 3: Thu hoạch xirô
– Sau từ 20 đến 30 ngày, nước quả tiết ra tạo thành xirô (Hình 21.8). Chuyển xirô vào các lọ thuỷ tinh sạch khác để tiện sử dụng.
Hình 21.8. Quả tiết ra nước tạo thành xirô
c. Thực hành
– Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm không quá 5 học sinh. – Thực hành làm xirô theo các bước thực hành và dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
d. Đánh giá
– Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chỉ ở Bảng 21.1.
Bảng 21.1. Kết quả đánh giá thực hành chế biến xirô từ quả
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm