1.1. Một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Các nhà khoa học đã ứng dụng kết hợp một số công nghệ hiện đại như công nghệ tự động hoá, công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo…. để chế tạo ra các robot có khả năng xác định điểm thu hoạch,…) để tiến hành thu hoạch một cách khéo léo, cẩn trọng. Nhờ đó, quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động và giảm thiểu tổn thất sản phẩm trồng trọt (Hình 20.1.).
Hình 20.1. Một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt
1.2. Một số công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt
a. Bảo quản bằng kho silo
Kho silo là nơi bảo quản sản phẩm trồng trọt với số lượng lớn, thưởng được sử dụng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng hạt khô như ngô, thóc, đậu (đỗ),… (Hình 20.2).
Hình 20.2. Bảo quan ngô bằng kho silo
– Ưu điểm:
+ Bảo quản được số lượng lớn sản phẩm trồng trọt và thời gian bảo quản lâu.
+ Có thể tự động hoa được trong quá trình nhập kho và xuất kho.
+ Ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vĩ sinh vật và ảnh hưởng của môi trưởng đến sản phẩm trồng trọt.
+ Giảm chi phí lao động và giúp tiết kiệm được diện tích mặt bằng.
– Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao
b. Bảo quản trong kho lạnh
– Bảo quản trong kho lạnh là phương pháp bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hoá xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt. Nhiệt độ bảo quản thường dao động từ 0 °C đến 5 °C. Phương pháp bảo quản lạnh thường được áp dụng đối với các sản phẩm như rau, quả, hoa,… (Hình 20.3 và 20.4).
– Ưu điểm:
+ Thời gian bảo quản lâu dài.
+ Giữ được chất lượng sản phẩm trồng trọt.
+ Dễ thiết kế, áp dụng.
+ Nâng cao giá trị sản phẩm trồng trọt.
– Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao.
+ Tiêu tốn năng lượng khi vận hành.
c. Bảo quản bằng chiếu xạ
– Bảo quản bằng chiếu xạ là quá trình chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Sản phẩm trồng trọt có thể được chiếu xạ bằng tia gamma, tia X hoặc dòng electron (Hình 20.5 và 20.6). Ở Việt Nam, chiếu xạ thường được sử dụng trên các sản phẩm rau, quả xuất khẩu.
– Ưu điểm:
+ Xử lí được số lượng lớn sản phẩm.
+ Tạo ra được nguồn thực phẩm an toàn.
+ Ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh đối với sản phẩm trồng trọt.
– Nhược điểm:
+ Không tiêu diệt được hoàn toàn các loại vi sinh vật, virus. + Đòi hỏi thiết bị đắt tiền và nhân lực kĩ thuật cao.
+ Chi phí vận hành cao.
+ Yêu cầu rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn lao động.
d. Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh
– Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh là phương pháp loại bỏ hoặc bổ sung các chất khi dẫn đến thành phần khi quyền thay đổi khác với thành phần khi ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả. Phương pháp này sẽ làm giảm hoạt động hô hấp và các phản ứng trao đổi chất của sản phẩm trồng trọt bằng cách thay đổi nồng độ CO, và O, trong khu vực bảo quản.
– Phương pháp này thường được ứng dụng cho các sản phẩm rau, hoa, quả,… ở quy mô nhỏ dạng đóng túi hoặc quy mô lớn trong các kho chứa điều chỉnh được thành phần chất khi (Hình 20.7).
Hình 20.7. Kho bảo quản sản phẩm trồng trọt bằng công nghệ khí quyền điều chỉnh (điều chỉnh nồng độ khi O và CO,)
– Ưu điểm:
+ Hiệu quả bảo quản cao, thời gian bảo quản kéo dài.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt được bảo quản.
– Nhược điểm:
+ Hệ thống phức tạp, kinh phí đầu tư lớn.
+ Đòi hỏi kĩ thuật cao khi vận hành.
e. Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh
– Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh là phương pháp sử dụng chùm plasma hưởng vào bề mặt cần xử lí nhằm diệt nấm, vi sinh vật trên bề mặt mà không làm thay đổi cấu trúc và thành phần bên trong sản phẩm trồng trọt; giữ nguyên hương vị, thành phần nước, muối và các khoáng chất, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm trồng trọt.
– Công nghệ plasma được ứng dụng trong bảo quản sản phẩm trồng trọt là plasma lạnh. Công nghệ này rất hiệu quả trên các sản phẩm có bề mặt không đều như đậu xanh, đậu tương, ngô, rau, quả,… (Hình 20.8).
Hình 20.8. Xử lí quả dâu tây bằng công nghệ plasma lạnh
– Ưu điểm:
+ Không gây ảnh hưởng trên bề mặt và bên trong các lớp mô, tế bào của sản phẩm trồng trọt, giúp sản phẩm nguyên vẹn.
+ Không gây độc hại đối với người sử dụng.
+ Có chi phi đầu tư, vận hành thấp; công suất xử lí và hiệu quả cao; thời gian ngắn hơn so với phương pháp khử trùng bằng hoá chất và khử trùng bằng nhiệt.
– Nhược điểm: Cần phối hợp với các phương pháp khác trong bảo quản sản phẩm trồng trọt để đạt hiệu quả cao vì công nghệ plasma lạnh chỉ có tác dụng khử trùng bề mặt.