1.1. Các cấp giống cây trồng
Giống tác giả: là giống do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuần chất lượng theo quy định. Giống tác giả được dùng để sản xuất giống siêu nguyên chủng.
Giống siêu nguyên chủng: là giống được nhân ra từ giống tác giả theo đúng quy trinh sản xuất giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định. Giống siêu nguyên chủng được dùng để sản xuất giống nguyên chủng.
Giống nguyên chủng: là giống được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng theo quy trinh sản xuất hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Giống nguyên chủng được dùng đề sản xuất giống xác nhận.
Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại) là giống được nhân ra từ giống nguyên chủng theo quy trinh sản xuất hạt giống xác nhận và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Giống xác nhận là cấp cuối cùng của giống và được dùng để sản xuất đại trà.
1.2. Một số phương pháp nhân giống cây trồng
a. Phương pháp nhân giống hữu tính
Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt, phương pháp này áp dụng chủ yếu ở lúa, ngô, các loại đậu và một số loại rau.
Sản xuất giống bằng hạt gồm các bước cơ bản sau (Hình 13.1)
Hình 13.1. Sơ đồ nhân giống hữu tính ở cây trồng
b. Phương pháp nhân giống vô tính
– Nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp nhân giống mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, rễ) của cây mẹ. Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính như giảm cành, chiết cảnh, ghép, nuôi cấy mô tế bào,…
Phương pháp giâm cành
– Cách tiến hành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống nền giãm (đất ẩm, cát ẩm,….) cho cảnh ra rễ và phát triển thành cây mới (Hình 13.2).
Hình 13.2. Các bước giâm cành
– Ưu điểm và nhược điểm
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, hệ số nhân giống tương đối cao.
+ Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
Phương pháp chiết cành
– Cách tiến hành Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết (Hình 13.3a), sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bỏ vào đoạn cảnh vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu (Hình 13.3b). Sau một thời gian, khi đoạn cành được bỏ đất đã mọc rễ (Hình 13.3c) thì cắt khỏi cây mẹ rồi mang trồng.
Hình 13.3. Các bước chiết cành
– Ưu điểm và nhược điểm
+ Ưu điểm: cây con khoẻ mạnh hơn so với cây giâm cành.
+ Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ, hệ số nhân giống thấp.
Phương pháp ghép cành
– Cách tiến hành: Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cảnh ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bỏ lại. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép (mắt ghép, chồi ghép hoặc cành ghép) giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển.
Hình 13.4. Các bước ghép cành
– Ưu điểm và nhược điểm
+ Ưu điểm: cây ghép có bộ rễ khoẻ mạnh, thích nghi tốt, sinh trưởng, phát triển khoẻ.
+ Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao.
Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
– Cách tiến hành
Hình 13.5. Các bước nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
Hình 13.6. Sơ đồ minh họa các bước nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô