Sơ đồ tổng quát giới thiệu chung về phân bón
1.1. Giới thiệu chung về phân bón
a. Khái niệm và vai trò
– Phân bón là sản phẩm có chắc năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
– Vai trò của phân bón:
+ Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao nâng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất.
+ Có tác dụng cải tạo đất.
b. Đặc điểm cơ bản các loại phân bón
– Phân bón hoá học
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Ví dụ: phân urea chứa 46% đạm; phân (NH4)2SO4 (ammonium sulfate) chứa từ 20,8% đến 21% đạm; phân lân nung chảy chứa từ 15% đến 21% P2O5 phân KCl (potassium chloride) chứa từ 58% đến 62% K2O.
+ Phần lớn phân bón hoá học dễ hòa tan trong nước (trừ phân lân ) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
– Phân bón hữu cơ
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp (ví dụ: phân lợn chứa khoảng trên 80% nước; đạm, lân, kali mỗi loại khoảng dưới 1%).
+ Là loại phân bón có hiệu quả chậm: Khi bón phân bón hữu cơ, cây không sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà phải qua quá trình khoáng hoá đề các vi sinh vật chuyển hoá thành chất khoảng thi cây mới sử dụng được.
– Phân bón vi sinh
+ Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật có giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nền phân bón vi sinh thường có thời gian sử dụng ngắn.
+ Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
+ Phân bón vi an toàn cây trồng và môi trường cho con người, vật nuôi.
1.2. Sử dụng và bảo quản phân bón
a. Sử dụng và bảo quản phân bón hóa học
– Bón thúc, bón lót…
– Bảo quản cần đảm bảo nguyên tắc: Chống ẩm, chống để lẫn lộn, chống acid, chống nóng
b. Sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ
– Bón lót, bón phối hợp với loại phân khác.
– Bảo quản: Ủ nóng, ủ nguội, ủ hỗn hợp.
c. Sử dụng và bảo quản phân bón vi sinh vật
– Tẩm hoặc trộn vào rễ, hạt cây trồng, bón lót
– Bảo quản phân bón vi sinh nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng, Vào mùa hè, phân bón vi sinh bảo quản được khoảng 4 tháng, về mùa đông sẽ bảo quản được khoảng 6 tháng.
1.3. Công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
a. Nguyên lí chung
– Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế – xã hội.
b. Phân bón vi sinh cố định đạm
– Phân bón vi sinh cố định đạm là những sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử; đã được tuyển chọn đạt Tiêu chuẩn Việt Nam; cho hiệu quả trên đồng ruộng; không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
Hình 9.1. Sơ đồ các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm
c. Phân bón vi sinh chuyển hóa lân
– Phân bón vi sinh chuyển hóa lân là sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hoa lân; tồn tại trên chất mang thanh trùng hoặc không thanh trùng; đạt Tiêu chuẩn Việt Nam; cho hiệu quả trên đồng ruộng, không gây độc hại đến sức khoẻ của con người. vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
Hình 9.2. Sơ đồ các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân
d. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
– Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn; có mật độ tế bào đạt Tiêu chuẩn Việt Nam; có khả năng phân giải chất hữu cơ để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Hình 9.3. Sơ đồ các bước sản xuất phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ