1.1. Phân bón và vai trò của phân bón
– Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là đạm (N), lân (P) và kali (K). Ngoài các chất trên, trong phân bón còn có các nguyên tố vi lượng và một số thành phần cần thiết khác cho cây trồng.
– Sử dụng phân bón hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Ngoài ra, phân bón còn có tác dụng cải tạo đất.
1.2. Đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến
a. Phân bón hoá học
Khái niệm: Phân bón hoá học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Trong quá trinh sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Phân bón hoá học gồm các loại chính là phân đạm, phân lân, phân kali, phần hỗn hợp (có chứa hai hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng), phân vi lượng (chứa các nguyên tố vi lượng) (Hình 7.1)
Hình 7.1. Một số loại phân bón hóa học phổ biến
Đặc điểm
– Phân bón hoá học có một số đặc điểm cơ bản:
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Ví dụ: phân urea chứa 46% đạm; phân (NH4)2SO4 (ammonium sulfate) chứa từ 20,8% đến 21% đạm; phân lân nung chảy chứa từ 15% đến 21% P2O5 phân KCl (potassium chloride) chứa từ 58% đến 62% K2O.
+ Phần lớn phân bón hoá học dễ hòa tan trong nước (trừ phân lân ) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh
– Bón nhiều phân bón hoa học, bón liên tục nhiều năm (đặc biệt là phân đạm và phân kali) dễ làm đất hóa chua. Ngoài ra, bản nhiều phân bón hóa học còn gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
b. Phân bón hữu cơ
Khái niệm: Phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Phân bón hữu cơ bao gồm phân chuồng (phân gia súc, phân gia cầm), nước giải, phân bắc, than bùn, phân xanh, phân rác (gồm rác thải hữu cơ được phân loại từ rác thải đô thị và rác thải sinh hoạt, phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm và các tàn dư thực vật được xử li làm phân bón).
Đặc điểm
– Phân bón hữu cơ có một số đặc điểm cơ bản:
+ Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp (ví dụ: phân lợn chứa khoảng trên 80% nước; đạm, lân, kali mỗi loại khoảng dưới 1%).
+ Là loại phân bón có hiệu quả chậm: Khi bón phân bón hữu cơ, cây không sử dụng được ngay các chất dinh dưỡng mà phải qua quá trình khoáng hoá đề các vi sinh vật chuyển hoá thành chất khoáng thì cây mới sử dụng được.
– Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phi nhiều và độ tơi xốp cho đất.
c. Phân bón vi sinh
Khái niệm: Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hoá lần hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Đặc điểm
– Phân bón vi sinh có một số đặc điểm cơ bản:
+ Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật có giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nền phân bón vi sinh thường có thời gian sử dụng ngắn.
+ Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
+ Phân bón vi an toàn cây trồng và môi trường cho con người, vật nuôi.
– Bón phân bón vi sinh liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất.