Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 21: Câu lệnh lặp While

1.1. Lệnh While

– Khái niệm: Lệnh lặp while thực hiện khối lệnh với số lần lặp không biết trước. Khối lệnh lặp được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.

– Quan sát hình dưới đây để thấy được quy trình thực hiện của câu lệnh while

+ Điều kiện là k < 100 sẽ thực hiện vòng lặp. Nếu k ≥ 100 thì vòng lặp dừng và tính tổng các k ở vòng lặp trước

+ Khi k < 100 thỏa mãn điều kiện sẽ bắt đầu thực hiện vòng lặp. Qua mỗi lần lặp giá trị k = k +1

+ Ví dụ: k ban đầu bằng 1 < 100 nên sẽ thực hiện vòng lặp thứ nhất. Lúc này k = k + 7 = 1 + 7 = 8

⇒ Tổng của biểu thức trên là: 1 + 8 + 15 +….+ 99

– Cú pháp:

+ Trong đó < điều kiện > là biểu thức lôgic.

Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra < điều kiện >, nếu đúng thì thực hiện < khối lệnh >, nếu sai thì kết thúc lệnh while.

– Sơ đồ khối:

Hình 21.1

– Ví dụ:

+ Ví dụ 1. Quan sát đoạn chương trình sau và cho biết s là giá trị của biểu thức toán học nào?

Giải thích: Đoạn chương trình tính tổng 12 + 22+… + k2 với điều kiện k2 < 100. Vậy S chính là tổng bình phương các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

+ Ví dụ 2: Thực hiện các lệnh sau. Kết quả sẽ in ra những số nào?

Giải thích: Vòng lặp while sẽ dừng khi k vượt quá 50. Bắt đầu vòng lặp, k = 2. Sau mỗi bước lặp k tăng lên 3 đơn vị. Do vậy, kết quả sẽ phải in ra dãy sau:

while là lệnh lặp với số lần không biết trước. Số lần lặp của lệnh while phụ thuộc vào điều kiện của lệnh.

1.2. Cấu trúc chương trình

Với việc sử dụng câu lệnh điều kiện if và các câu lệnh lặp for, while ta có thể thấy một chương trình trên Python nói chung có thể được chia thành các ba khối lệnh cũng chính là ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ bậc cao gồm:

– Cấu trúc tuần tự:

+ Khối gồm các lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.

+ Khối này tương ứng với cấu trúc tuần tự trong chương trình và được thể hiện bằng các câu lệnh như: gán giá trị, nhập/xuất dữ liệu, …

Cấu trúc tuần tự

– Cấu trúc rẽ nhánh:

+ Khối các câu lệnh chỉ được thực hiện tuy thuộc vào đỉều kiện nào đó là đúng hay sai.

+ Khối lệnh này tương ứng với cấu trúc rẽ nhánh và được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện if.

Cấu trúc rẽ nhánh

– Cấu trúc lặp:

+ Khối các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại tuỳ theo điều kiện nào đỏ vẫn còn đúng hay sai.

+ Khối lệnh này tương ứng với cấu trúc lặp và được thể hiện bằng các câu lệnh lặp for, while.

Cấu trúc lặp

Ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình bậc cao gồm: cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp.