1.1. Các đối tượng hình khối
– Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ như: hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, vòng cung, ngôi sao, đa giác,…
– Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau. Ta có thể thay đổi giá trị các thuộc tính trên thanh điều khiển thuộc tính để chỉnh hình theo ý muốn.
– Các thuộc tính của một số đối tượng:
Các thuộc tính cơ bản của một số hình có sẵn
1.2. Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng
– Để tuỳ chỉnh màu tô và màu vẽ ta sử dụng hộp thoại Fill and stroke
Hình 13.4. Hộp thoại Fill and stroke
– Các yếu tố trong hộp thoại:
Không màu (trong suốt) | |
Màu đồng nhất | |
Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu | |
Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu từ tâm của đối tượng | |
Hoa văn (đối tượng được lấp đầy bởi một mẫu hoa văn) | |
Huỷ đặt (đối tượng trở về trạng thái ban đầu, điều này cần thiết khi ta sao chép đối tượng và thay đổi thuộc tính cho đối tượng) |
– Các bước thực hiện việc chỉnh sửa nền và đường nét:
+ Bước 1: Chọn đối tượng cần chỉnh, chọn lệnh Objects/Fill and stroke (hoặc nháy nút phải chuột chọn Fill and stroke) xuất hiện hộp thoại Fill and stroke.
+ Bước 2: Chọn Fill để chọn kiểu tô cho màu tô, chọn stroke paint để chọn kiểu tô cho màu vẽ, chọn stroke style để thay đổi thiết lập kiểu nét vẽ và độ dày mỏng của nét.
+ Bước 3: Tuỳ chình màu sắc bằng cách chọn kiểu tô và thiết lập màu.
* Một số lưu ý khi tô màu:
– Khi tô màu chuyển thì màu của đối tượng được tô sẽ chuyền dần từ màu này sang màu khác. Để tô màu chuyển ta sử dụng hai kiểu tô là và .
– Nháy vào biểu tượng cây bút phía dưới của hộp thoại Fill and stroke để thay đổi thông số của gradient. Ta có thể thay đổi thông số của gradient bằng bảng điều khiển hoặc kéo thả chuột tại các vị trí điều khiển.
– Khi sử dụng kiều tô ta có thể sao chép màu tại một vị trí nào đó trong vùng lảm việc bằng cách sử dụng công cụ phía dưới của hộp thoại Fill and stroke.
– Giá trị Opacity thể hiện độ trong suốt của màu khi tô lên đối tượng, độ trong suốt của màu cũng được xác định bởi giá trị A (alpha) khi sử dụng bảng màu.
Có thể thiết lập màu tô, màu vẽ và các thuộc tính về màu tô và màu vẽ cho đối tượng |
---|
1.3. Các phép ghép đối tượng đồ họa
– Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách ghép từ các hình đơn giản.
– Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inskcape gồm: hợp, hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn. Các phép ghép này được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn Path.
Hình 13.6. Các phép ghép hai hay nhiều hình
– Các phép ghép và cắt hình:
Trong Inskcape, ta có thể làm các phép ghép với các hình để thu được hình mới |
---|