Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

1.1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

a) Vai trò

– Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Công nghiệp cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư.

– Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế và đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

b) Đặc điểm

– Khái niệm: Là một tập hợp các hoạt động sản xuất, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.

– Sản xuất công nghiệp trải qua hai giai đoạn sau đây:

+ Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.

+ Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

Sơ đồ sản xuất công nghiệp

– Đặc điểm:

+ Gắn liền với việc sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

+ Có mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá và hợp tác hoá rất cao.

+ Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng chất thải ra môi trường nhiều.

+ Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

+ Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hoá, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

c) Cơ cấu

– Cơ cấu ngành công nghiệp gồm tổng thể các ngành, nhóm ngành tạo nên công nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.

– Có nhiều cách phân loại các ngành công nghiệp, dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Cơ cấu ngành công nghiệp

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

a) Các nhân tố bên trong

– Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nhân tố bên ngoài (vốn, công nghệ, thị trường, …).
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, quỹ đất, nguồn nước,…): ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp.
– Điều kiện kinh tế – xã hội: là nhân tố mang tính chất quyết định: Dân cư và nguồn lao động giúp cho việc đảm bảo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.

b) Các nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ, … sẽ tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.