Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

1.1. Chuẩn bị

a) Dụng cụ: SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức, Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất, Hình 16.2. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất, Hình 16.3. Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp-ca, thước, bút, giấy A4, ….

b) Kiến thức cần nhớ về sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

Sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất sẽ phân theo vĩ độ và độ cao

– Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

+ Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu.

+ Phân bố: Các thảm thực vật và nhóm đất chính như bảng dưới đây

– Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao:

+ Nguyên nhân: Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.

+ Biểu hiện: Các nhóm đất, thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

+ Ví dụ: Điển hình ở các dãy núi cao như An-pơ, Hi-ma-lay-a, dãy Cap-ca,…

Sơ đồ các vành đai thực vật ở dãy núi cao An-pơ

1.2. Nội dung thực hành

1.2.1. Sự phân bố đất trên Trái Đất

Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất

Dựa vào hình 16.1 hãy:

– Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.

– Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

1.2.2. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất

Dựa vào hình 16.2, hãy:

– Kể tên các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo.

– Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật rừng lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.

Hình 16.2. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

1.2.3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất nào.

Hình 16.3. Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp-ca

1.3. Báo cáo thực hành

1.3.1. Sự phân bố đất trên Trái Đất

– Các nhóm đất chính trên Trái Đất:

+ Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm.

+ Đất đài nguyên.

+ Đất pốt dôn.

+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới.

+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới.

+ Đất phù sa.

– Phạm vi phân bố của một số loại đất:

+ Đất đài nguyên: phía Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga, phía Bắc Âu.

+ Đất pốt dôn: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kì, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía Nam của Nam Mĩ.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a.

+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Hoa Kì, phía Tây Nam của Nam Mĩ, Bắc Phi, Tây Á, Tây Nam Á, phía Tây Trung Quốc, phía Tây và Nam của Ô-xtrây-li-a,…

1.3.2. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất

– Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo: Hoang mạc cực – Đài nguyên – Rừng lá kim – Rừng lá rộng, hỗn hợp – Rừng cận nhiệt ẩm – Rừng và cây bụi lá cứng – Thảo nguyên ôn đới – Hoang mạc và bán hoang mạc – Thực vật núi cao – Rừng nhiệt đới – Xavan và rừng thưa.

– Phạm vi phân bố của các thảm thực vật:

+ Rừng lá kim: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.

+ Thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kỳ, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía Nam của Nam Mĩ.

+ Rừng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a,…

1.3.3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá cứng

Đất đỏ nâu

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết