Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại

1.1. Cơ sở tự nhiên

a) Vị trí địa lí

Đông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Ngày nay, khu vực này gồm 11 quốc gia, được phân thành hai nhóm: Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po, Đông Ti-mo).

– Với vị trí địa lí nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường) cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.

b) Điều kiện tự nhiên

– Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đói gió mùa. Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển.

Sông Mê Công – đoạn chảy qua tỉnh Nong Khai (Thái Lan)

– Trên cơ sở điểu kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh bản địa – văn mình nông nghiệp lúa nước trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.

– Cư dân Đông Nam Á là một trong số những nhóm cư dân đầu tiên trên thế giới biết trồng lúa nước. Nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành phương thức hoạt động kinh tế chính; cây lúa trở thành cây lương thực chủ đạo. Cùng với đó, từ xa xưa người dân đã biết thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, chế tác nông cụ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi để phục vụ sản xuất.

Nông dân cấy lúa trên đồng ở Việt Nam

– Biển tạo ra nguồn tài nguyên và là đường giao thương cho các nước trong khu vực, cũng như nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế. Vì vậy, cư dân Đông Nam Á sớm phát triển các hoạt động khai thác biển và buôn bán bằng. đường biển.

– Một số vương quốc hàng hải đã xuất hiện ở Đong Nam Á, tiêu biểu là Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII-XIII)

1.2. Cơ sở xã hội

a) Cư dân, tộc người

Đông Nam Á là khu vực đa tộc người vơis hàng trăm nhóm cư dân. Các nhóm cư dân được phân chia theo ngữ hệ và các ngôn ngữ khác nhau.

Sơ đồ các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở Đông Nam Á ngày nay

Với sự đa dạng về dân tộc, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.

b) Tổ chức xã hội

Trong quá trình sinh sống, cư đân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng). Trải qua thời gian, chính sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á.

1.3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa

Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây… trong đó, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa có ảnh hưởng sớm và sâu sắc.

a) Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

Một nghi thức trong lễ Phật đản tại chùa Vát-Su-thát (Thái Lan)

Khu đền thờ Pram-ba-nan – công triình kiến trúc Hin-đu giáo nổi tiếng ở In-đô-nê-xi-a (thế kỉ VIII)

Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,…

b) Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa

Do vị trí địa lí liền kể, việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triểu đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (tư tưởng chính trị, văn hoá, giáo dục, văn học – nghệ thuật,..), ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

Khuê Văn Các trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội (Việt Nam)

Đèn Cheng hun Teng ở Ma-lắc-ca (Ma-lai-xi-a)