1. 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a) Bối cảnh lịch sử
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVII, bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra nhiều quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công; nguồn tích luỹ tư bản (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa); giàu tài nguyên thiên nhiên; những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực đổi dào và cùng với hiện tượng “rào đất cướp ruộng” đã bổ sung lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp. Sự phát triển của ngành dệt ở Anh đã đặt ra nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hoá ngành này.
b) Những thành tựu cơ bản
Những tiến bộ về kĩ thuật chủ yếu diễn ra trong các ngành đệt, luyện kim và giao thông vận tải; đầu tiên là những tiến bộ về kĩ thuật và máy móc trong ngành dệ
Đặt biệt, với việc phát minh ra máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người, thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh. Bên cạnh đó, ngành luyện kim và giao thông vận tải cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh từng bước lan sang các quốc gia khác ở châu Âu và Mỹ.
Ở Mỹ, năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn chế tạo thành công tàu thuỷ chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên. Ở Bi, quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra vào đầu thế kỉ XIX với trọng tâm là ngành luyện kim (thép), khai mỏ (than đá) và đệt.
Ở Pháp, do tác động của cách mạng tư sản và những bất ổn chính trị, cách mạng. công nghiệp diễn ra khá muộn. Phải đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp mới cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a) Bối cảnh lịch sử
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ giữa thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).
Cuộc cách mạng này diễn ra trong bối cảnh nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điểu kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên khá phong phú, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dối dào và hệ thống giao thông phát triển mạnh,…
Từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,… đã đạt được nhiều thành tựu như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niu-tơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),…
b) Những thành tựu cơ bản
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.
Với việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
Quá trình luyện thép theo phương phá lò cao
Những khám phá về điện của Mai-cơn Pha-ra-đây, Tô-mát Ê-đi-xơn, Ni-cô-la Tết-la là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
Điện thoại (A-lếch-xan Gra-ham-Beo, 1876)
Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền để cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác đầu mỏ.
Chiếc xe hơi đầu tiên được sử dụng trên thực tế do nhà phát minh người Đức Can Ben tạo ra vào năm 1886. Tuy nhiên, người có công lớn trong việc đưa xe hơi trở nên phổ biến là “ông vua xe hơi” nước Mỹ – Hen-ri Pho.
Xe hơi Mô-đen T(Công ti Pho Mô-tô, 1908)
1.3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
a) Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế
Những phát minh về kĩ thuật đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động,…
Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,… Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới xuất hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện cuộc sống con người.
Đường sắt nối hai thành phố Li-vơ-pun và Man-chét-xtơ của Anh (1831)
b) Tác động về mặt xã hội, văn hoá
Về mặt xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân, tiêu biểu như: Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri, Béc-lin,… Trong xã hội, đã hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.
Về mặt văn hoá, các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại cũng có tác động mạnh, đưa đến những biến chuyển lớn lao trong đời sống văn hoá. Lối sống và văn hoá công = nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Đời sống văn hoá tỉnh thần của người dân phong phú và đa đạng hơn với sự xuất hiện của các phương tiện như: điện thoại, ra-đi-ô, sự xuất hiện của điện ảnh,…. Sự giao lưu, kết nối văn hoá giữa các quốc gia, châu lục càng được đẩy mạnh…
Cách mạng công nghiệp cũng tạo ra một số tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,…
Tàu chiến của Anh (1896)
Phụ nữ làm việc tại nhà máy dệt ở Bo-xtơn-Mỹ (1910)