Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

1.1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

­­- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đểu có quá khứ, hiện tại và tương lai.

­­- Chúng không tách biệt nhau mà luôn luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niểm tin vào tương lai, người ta không thể không tìm hiểu về quá khứ, bởi vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại. Vì thế, người xưa thường nói: “Ôn cố, tri tân” (Ôn cũ, biết mới).

­­- Tìm hiểu về cội nguồn là một nhu cấu tự thân của con người. Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống, trì thức, khát vọng,… bằng nhiều hình thức khác nhau như: khắc hoạ trên vách dá, đồ vật; gửi gắm trong sử thi; thực hành nghĩ lễ; lập gia phả;… Về sau, các ghỉ chép lịch sử, thư tịch và công trình nghiên cứu lịch sử ra đời.

Hình 1. Một bức vẽ trên vách hang Ma-gu-ra (Bun-ga-ri) mô tả hoạt động săn bắn của người nguyên thủy, niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm cách ngày nay

Hình 2. Bìa sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch, xuất bản năm 1998)

­­- Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

­­- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá của cộng đồng, dân tộc đó.

1.2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

­­- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

­­- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn cho dù đã có những, cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

­­- Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm,…

­­- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới giúp chúng ta hội nhập thành công. Nhờ đó, chúng ta vừa biết cách tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về truyền thống và văn hoá của các dân tộc, chủ động tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nhân loại, vừa biết cách tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp và bản sắc văn hoá Việt Nam.

­­- Ngày nay, trí thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,… Học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. 

b) Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

­­- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,… Nếu chú ý quan sát, khi đi trên mỗi con phố, nẻo đường, chúng ta sẽ nhận thấy lịch sử có mặt ở khắp nơi như: một đình làng, nhà thờ cổ, một tượng đài hay một quảng trường,… Và ngôi trường của em cũng có câu chuyện lịch sử của riêng mình.

­­- Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”… cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.