Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân

1.1. Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực

– Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con. Tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với kích thước và số lượng NST của tế bào nhân sơ. Vì vậy, chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì của tế bào nhân sơ.

– Các nhà khoa học thường mô tả chu kì tế bào dưới dạng một vòng tròn khép kín gồm hai giai đoạn là kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, được chia nhỏ thành các pha, kí hiệu theo tiếng Anh là G, S và Gy. Các sự kiện xảy ra trong các pha của kì trung gian được trình bày ở hình 16.1.

Hình 16.1. Các giai đoạn trong chu kì tế bào.

(1) Tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan, tổng hợp và tích lũy các chất. (2) Nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. (3) Gia tăng kích thước, chuẩn bị phân chia. (4) Phân bào

Trong chu kì tế bào có các thời điểm được gọi là điểm kiểm soát, ở đó, các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào (H 16.2).

– Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.

– Chu kì tế bào gồm kì trung gian, quá trình phân chia vật chất di truyền và phân chia tế bào chất thành hai tế bào con.

– Chu kì tế bào được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào.

1.2. Nguyên phân

– Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là một trong các kiểu phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực. Đây là hình thức phân bào xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng và các tế bào sinh dục sơ khai. Phân chia nhận được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn gọi là các kì bao gồm: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

– Phân chia nhân, thực chất là quá trình phân chia vật chất di truyền (DNA, NST) một cách đồng đều cho hai tế bào con. Mỗi NST đơn chứa một phân tử DNA dạng mạch thẳng. Ở pha S của kì trung gian, mỗi NST đơn nhân đối tạo thành một NST kép gồm hai chromatid (hay còn gọi là nhiễm sắc tử chị em) đính với nhau ở tâm động (H 16.3). Mỗi chromatid chứa một phân tử DNA

Nguyên phân là một hình thức phân bào ở tế bào nhân thực gồm giai đoạn phân chia nhân (các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối) và phân chia tế bào chất. Ở cơ thể đa bào, nguyên phân giúp tái sinh các tế bào bị tổn thương, tạo các tế bào thay thế tế bào già, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

 

a. Phân chia nhân

Trước khi bước vào quá trình phân chia nhân, tế bào phải trải qua kì trung gian để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho sự phân bào (nhận đội DNA – nhân đôi NST, nhân đôi trung tử ở tế bào động vật, tổng hợp thêm các bào quan và các chất cần thiết).

b. Phân chia tế bào chất

Sau khi phân chia nhân hoàn tất, vùng giữa của tế bào động vật dẫn co thắt lại, chia tế bào thành hai tế bào con. Ở các tế bào thực vật, việc phân chia tế bào chất được thực hiện khi vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào thành hai tế bào con.

c. Ý nghĩa của nguyên phân

Nhờ quá trình nhân đôi NST (ở kì trung gian) và phân li đồng đều các NST về hai cực của tế bào (ở kì sau) nên từ một tế bào mẹ tạo ra được hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ. Do đó, nguyên phân đảm bảo duy trì ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.

Sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST nhờ hệ thống thoi phân bảo đảm bào cho các tế bào con sinh ra có vật chất di truyền giống hệt nhau.

1.3. Ung thư

a. Cơ sở khoa học của bệnh ung thư

Ung thư là bệnh hình thành do quá trình phân bào nguyên phân không được kiểm soát. Các tế bào bị tích luỹ nhiều đột biến, phân chia không ngừng và có khả năng phát tán tới nhiều vị trí khác nhau của cơ thể, tạo nên nhiều khối u chèn ép các cơ quan.

 

b. Tình trạng ung thư ở Việt Nam và cách phòng tránh bệnh ung thư

Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 nước về tỉ lệ mắc ung thư mới. Tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư ở nam và nữ được thể hiện trong hình 16.5.

Hình 16.5. Tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư ở nam(a) và nữ (b) năm 2020 ở Việt Nam

Các biện pháp chữa trị ung thư hiện nay bao gồm: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, chiếu xạ hoặc dùng hoá chất tiêu diệt các tế bào khối u, dùng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình điều trị khối u, sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng cùng một số biện pháp khác. Nếu phát hiện sớm, nhiều loại khối u có thể được cắt bỏ khi chúng chưa di căn và bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi như ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Những khối u lành tính như các polyp ở đại tràng nếu được phát hiện sớm và cắt bỏ thì các khối u này sẽ không có cơ hội phát triển thành u ác tính.

 

Để phòng tránh ung thư, cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây ung thư; sử dụng thực phẩm an toàn; thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao; ăn uống lành mạnh; sinh hoạt điều độ và thăm khám bệnh định kì để phát hiện sớm khối u