Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật Lý 10 KNTT Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật Lý

1.1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

a. Sử dụng các thiết bị điện

– Trong số các thí nghiệm vật lí phổ thông thì các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ mất an toàn cao nhất.

– Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.

        

a) Máy biến áp                                   b) Bộ chuyển đổi điện áp

Hình 2.1. Hai loại thiết bị cung cấp nguồn điện

b. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thuỷ tinh

Các thiết bị đun nóng có thể gây cháy hoặc nứt, vỡ các bộ phận làm bằng thuỷ tinh.

Hình 2.2. Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước

c. Sử dụng các thiết bị quang học

Các thiết bị quang học rất dễ mốc, xước, nứt, vỡ và dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm.

1.2. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật Lý

a. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

– Việc thực hiện sai thao tác sử dụng các thiết bị có thể dẫn đến nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên.

b. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

– Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo.

– Khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng (thiết bị đo điện với các chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp và đo dòng điện AC, DC), cần lưu ý:

+ Chọn chức năng và thang đo phù hợp.

+ Cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo.

Lưu ý:

– Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. Một số lưu ý:

+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện. Đra toàn bộ các hoá chất, các chất dễ cháy ra khu vực an toàn.

+ Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hydrocacbon hoặc các chất lỏng có tỉ trọng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,…

+ Không được sử dụng CO2 để dập tắt đám cháy quần áo trên người hoặc cháy kim loại kiềm như magnesium, các chất cháy có khả năng tách oxygen nhir peroxide, chlorate, potassium nitrate,…

c. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

– Khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và những hoá chất, chất dễ cháy nổ trong phòng thực hành cần tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng hoá chất dễ cháy, nổ.

1.3. Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

– Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.

– Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.

– Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.

– Tất công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.

– Chỉ cắm dây cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế của dụng cụ.

– Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.

– Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

– Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.

– Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.

– Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.

Các biển báo trong phòng thí nghiệm

Lưu ý: Khi phát hiện người bị điện giật cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc sử dụng vật cách điện để tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện.