1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Rô-bớt Phờ-rót
– Rô-bớt Phờ-rót (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.
Rô-bớt Phờ-rót (1874 – 1963)
– Cho đến nay, ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu-lít-dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,…
1.1.2. Tác phẩm Con đường không chọn
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ Ét-uốt Thô-mát-xơ (1878 – 1917).
– Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mát-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.
– Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mớt-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.
b. Xuất xứ
– Văn bản được học là của Phan Huy Dũng dịch, trên tạp chí sông Lam, số 11, tháng 3/2021.
c. Ý nghĩa nhan đề Con đường không chọn
Ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hình ảnh con đường và lối rẽ
– Hai lối rẽ trong rừng gần như không có sự khác nhau, chúng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau
– Nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, anh phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn
– Những ẩn dụ “con đường” và “lối rẽ” gợi đến những khó khăn khi phải lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì
– “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra
–> Đặt con người vào tình huống phải lựa chọn phương hướng để quyết định tương lai của bản thân
1.2.2. Nhân vật trữ tình
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ được đặt trong hoàn cảnh cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ
– Nhân vật đang trên hành trình lữ hành, khám phá những điều mới mẻ vậy nên khi anh không thể lựa chọn cả hai lối rẽ thì anh cũng không thể không chọn bất cứ lối rẽ nào
– Nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển
– Anh cần phải đưa ra lựa chọn một lối đi để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình và đây là một sự lựa chọn khó khăn
– Cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình
–>Sự phân vân, lựa chọn là một vấn đề đầy sự khó khăn.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản Con đường không chọn của tác giả Rô-bớt Phờ-rót thông qua việc lựa chọn con đường để đi của nhan vật trữ tình, tác giả thể hiện quan điểm khi đã chọn một con đường nào đó thì việc quay trở lại và chọn lại một con đường khác là một điều khó khăn vì “đường lại đưa đường”. Qua đó gửi gắm cho người đọc thông điệp về việc khi đã đưa ra lựa chọn và đã chọn rồi thì phải chấp nhận cả tốt, xấu của lựa chọn đó.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Sử dụng hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng cao
– Xây dựng hình ảnh nhân vật trữ tình độc đáo
– Kết hợp yếu tố tự sự vào bài thơ nhuần nhuyễn