Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Yêu và đồng cảm – Phong Tử Khải – Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Phong Tử Khải

a. Tiểu sử

– Phong Tử Khải (1898-1975) là nhà tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc

– Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây.

b. Phong cách sáng tác

– Tản văn của ông có phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ, là những giai phẩm được tôn sùng trong văn học hiện đại Trung Quốc, nhiều lần được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn bậc tiểu học và trung học.

– Tản văn và những bức “mạn họa” của ông được công chứng đặc biệt yêu thích bởi sự dung dị, thuần khiết mà ẩn chứa nhiều suy nghiệm thâm sâu của người thông hiểu cả văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương Tây.

– Trong các sáng tác của mình, ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

– Tranh của ông hài hước dí dỏm, lưu truyền rộng rãi, được nhiều người yêu thích, sưu tầm.

1.1.2. Tác phẩm Yêu và đồng cảm

a. Xuất xứ

– Văn bản Yêu và đồng cảm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

– Sống vốn đơn thuần là tập văn – họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả.

b. Bố cục 

Bố cục 4 phần:

Phần 1: đoạn 1 + 2: những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về lòng đồng cảm

Phần 2: đoạn 3: cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

Phần 3: đoạn 4 + 5: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

Phần 4: đoạn 6: thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tầm quan trọng của sự đồng cảm

– Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.

– Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại.

– Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.

– Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.

1.2.2. Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ

 + Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với  mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.

+ Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.

+ Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả:

+ Tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.

+ Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.

+ Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản cho thấy lòng đồng cảm luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người và tác động đến cả vạn vật xung quanh. Khẳng định giá trị và ý nghĩa của lòng đồng cảm đối với con người, giúp cuộc sống nhiều cảm xúc và con người có thể gần gũi, gắn kết nhau hơn, thúc đẩy mỗi cá nhân biết yêu thương và cảm thông với người khác.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Ngôn từ mộc mạc, dễ hiểu

– Cách triển khai ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

– Văn phong tự nhiên, dễ tiếp nhận