1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Đặc điểm của thần thoại
– Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.
– Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
– Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên:
- Có cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật rất gần gũi với các hệ thống thần thoại
- Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: trời đất, mặt trời, mặt trăng, sông biển, mưa gió, sấm, sét, muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo:
- Nhân vật chính là các anh hùng thần thoại, anh hùng văn hóa
- Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
1.1.2. Từ khó
– Hỗn độn: lộn xộn, lẫn lộn, không có trật tự.
– Cầy cục: cố sức thực hiện công việc một cách vất vả.
– Rú: từ cổ chỉ núi.
1.1.3. Đại ý
– Giải thích quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của Thần Trụ Trời và các vị thần khác.
1.1.4. Bố cục văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Gồm có 3 văn bản nhỏ:
– Văn bản 1: Thần Trụ Trời
– Văn bản 2: Thần Sét
– Văn bản 3: Thần Gió
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể
a. Thần Trụ trời
– Thời gian: Khi chưa có vũ trụ
– Không gian: Trời và đất
– Nhân vật: Thần Trụ trời
– Sự kiện chính: Giới thiệu về thần Sét
b. Thần Sét
– Thời gian: Không có thời gian cụ thể
– Không gian: Trên trời và trần gian
– Nhân vật: Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo
– Sự kiện chính: Thần Trụ trời tách trời và đất
c. Thần Gió
– Thời gian: Không có thời gian cụ thể
– Không gian: Trên trời
– Nhân vật: Thần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
– Sự kiện chính: Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đầy xuống trần
1.2.2. Cách xây dựng nhân vật trong chùm chuyện của người xưa
– Nhân vật trong ba truyện trên đều là các vị thần, có hình dạng khổng lồ, khác biệt và có sức mạnh siêu nhiên.
– Chức năng nhân vật: cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên trong đời sống xã hội.
– Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
– Người nguyên thủy dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới.
– Việc xây dựng hình tượng các vị thần để lí giải thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, niềm tin của người nguyên thủy đối với thế giới tự nhiên.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Văn bản phản ánh quá trình hình thành trời đất, sấm sét, gió của nhân loại với những câu chuyện thú vị.
– Thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất, thế giới tự nhiên và văn hóa tâm linh của con người.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại.
– Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình.
– Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
– Ngôn từ thuần Việt.