1.1. Giá trị lượng giác của một góc từ 0˚ đến 180˚
a) Giá trị lượng giác của một góc
Ta có các công thức sau:
\(\tan \alpha = \frac{{\sin \alpha }}{{cos\alpha }}(\alpha \ne {90^0});\cot \alpha = \frac{{cos\alpha }}{{\sin \alpha }}(\alpha \ne {0^0}\) và \(\alpha \ne {180^0});\)
\(\tan \alpha = \frac{1}{{\cot \alpha }}\left( {\alpha \notin \left\{ {{0^0};{{90}^0};{{180}^0}} \right\}} \right)\)
Sau đây là bảng giá trị lượng giác (GTLG) của một số góc đặc biệt mà em nên nhớ.
b) Mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau
Đối với hai góc bù nhau, \(\alpha \) và \({{{180}^0} – \alpha }\), ta có:
\(\begin{array}{l}
*\sin \left( {{{180}^0} – \alpha } \right) = \sin \alpha ;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;*cos\left( {{{180}^0} – \alpha } \right) = – cos\alpha \\
*\tan \left( {{{180}^0} – \alpha } \right) = – \tan \left( {x \ne {{90}^0}} \right);\;\;\;\;\;\;\;\;\;*\cot \left( {{{180}^0} – \alpha } \right) = – \cot \alpha \left( {{0^0} < \alpha < {{180}^0}} \right)
\end{array}\)
1.2. Hệ thức lượng trong tam giác
a) Định lí Côsin
Trong tam giác ABC:
\(\begin{array}{l}
{a^2} = {b^2} + {c^2} – 2bc\cos A,\\
{b^2} = {c^2} + {a^2} – 2ca\cos B,\\
{c^2} = {a^2} + {b^2} – 2ab\cos C.
\end{array}\)
b) Định lí Sin
Trong tam giác ABC: \(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} = 2R\)
c) Giải tam giác và ứng dụng thực tế
Việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó được gọi là giải tam giác.
Chú ý: Áp dụng các định li côsin, sin và sử dụng máy tính cằm tay, ta có thể tính (gần đúng) các cạnh và các góc của một tam giác trong các trường hợp sau:
- Biết hai cạnh và góc xen giữa;
- Biết ba cạnh;
- Biết một cạnh và hai góc kề.
d) Công thức tính diện tích tam giác
\(\begin{array}{l}
*S = pr = \frac{{\left( {a + b + c} \right)r}}{2}\\
*S = \frac{1}{2}bc\sin A = \frac{1}{2}casinB = \frac{1}{2}ab\sin C\\
*S = \frac{{abc}}{{4R}}\\
*\sqrt {p\left( {p – a} \right)\left( {p – b} \right)\left( {p – c} \right)}
\end{array}\)