Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

1.1. Cơ sở hình thành

a) Điều kiện tự nhiên và dân cư

– Ấn Độ nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. 

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa

– Phía bắc có dãy Himalaya. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và sông Hằng.

Một đoạn sông Ấn chảy từ dãy Hi-ma-lay-a

Một góc thành phố Va-ra-na-si bên bờ sông Hằng

– Cư dân bản địa Ấn Độ sinh sống trên lưu vực sông Ấn, từ khoảng thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN. Được gọi là người Ha-ráp-pan.

– Các thời kì sau, người A-ri-a, người Đra-vi-đi-an, Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,… đến Ấn Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng, sự đa dạng tộc người.

Di -tích đô thị cổ đại Ha-ráp-pa

b) Điều kiện kinh tế

– Nông nghiệp: kĩ thuật canh tác sử dụng cày, sức kéo, hệ thống thủy lợi. Cư dân biết trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

– Thủ công nghiệp: luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu.

– Giao thương phát triển, buôn bán khắp thị trường châu Á và phương Tây.

Đồng tiền cổ của người Ta-min

c) Tình hình chính trị-xã hội

– Thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ hình thành nhà nước, có trung tâm độ thị và thành lũy kiên cố.

– Từ thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là thời kì Vê-đa.

– Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập.

– Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm lược Ấn Độ

1.2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

a) Chữ viết và văn học

– Chữ viết: Chữ Bra-mi, chữ Phạn, Chữ Hin-đi

Chữ Phạn cổ của người Ấn Độ

– Văn học: 

+ Kinh Vê-đa, Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-a-na

+ Kịch thơ Sơ-cun-tơ-la (Ka-li-đa-sa)

b) Tôn giáo và triết học

Tôn giáo:

+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất Ấn Độ.

+ Hin- đu giáo ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo.

+ Đạo Phật xuất hiện theo thế kỉ VI TCN.

+ Các tôn giáo khác: Giai-nơ, đạo Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,… và nhiều tín ngưỡng khác.

Tượng thần Bra-ma 

 

Tượng thần Vis-nu

Triết học: Quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm…

c) Nghệ thuật

* Kiến trúc

– Kiến trúc Phật giáo: đặc trưng tháo, chùa, trụ đá,… chùa hang A-gian-ta, cột trụ đá A-sô-ca…

– Kiến trúc Hin-đu giáo: đền tháp nhọn nhiều tầng, cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô…

– Kiến trúc Hồi giáo: tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han

Tháp San-chi

Chùa hang A-gian-ta

* Điêu khắc: Tượng thần của Hin-đu giáo, bức phù điêu chạm trổ trên bức tường của chùa, đền, thánh đường, lăng mộ,…

Tháp Cu-túp Mi-na

d) Khoa học, kĩ thuật

Thiên văn học: Người Ấn Độ đã tạo ra lịch. Nhận thức được Trái Đất, Mặt Trăng có hình cầu, phân biệt được hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Toán học: Sáng chế ra 10 chữ số, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; tính được diện tích các hình tiêu biểu…

Vật lí: thuyết nguyên tử, sức hút Trái Đất

Hóa học: nhuôm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh

Y học: thuốc têm thuốc mê, biết phẫu thuật, dùng thảo mộc trong chữa bệnh,…