1.1. Cơ sở hình thành
a) Điều kiện tự nhiên và cư dân
– Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi. Địa hình chia làm hai khu vực: cao nguyên Thượng Ai Cập ở phía nam và đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc; 90% diện tích là sa mạc, có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng,…
– Sông Nin dài khoảng 6 650 km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần chảy. qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại. Hằng năm, nước dâng lên đem theo. lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho. đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.
Lược đồ Ai Cập cổ đại
– Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là các bộ lạc Li-bi. Sau đó, các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc.
b) Điều kiện kinh tế
Đời sống kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin. Họ biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..; chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,…; phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,… Họ còn buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.
Tranh mô phỏng cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại
c) Tình hình chính trị-xã hội
– Vào thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời để tổ chức sản xuất và quản lí xã hội. Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.
– Nhà nước Ai Cập cổ đại mangtính chấtchuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh.Giúp. việc cho pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,..).
– Xã hội Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.
Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại
1.2. Thành tựu văn minh tiêu biểu
a) Chữ viết và văn học
Vào khoảng hơn 3 000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo chữ tượng hình (khoảng 1 000 chữ), sau đó vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ). Họ viết trên đá, xương, vải gai, da thú gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy. Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu.
– Nhờ có chữ viết, văn học Ai Cập cổ đại khá phong phú về thể loại. Nội dung phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các pha-ra-ông, ngợi ca thần linh, giàu tính trào phúng. Khoảng thế kỉ III TCN, dưới triều đại Ptô-lê-my, một thư viện được xây dựng, đặt tên là A-lếch-xan-đri-a có đến hàng trăm nghìn cuộn giấy (được tính là đầu sách), chứa đựng nhiều tri thức của nhân loại.
Chữ tượng hình Ai Cập cổ đại
Chữ tượng hình Ai Cập và mẫu tự La-tinh tương ứng
b) Tín ngưỡng, tôn giáo
Cư dân Ai Cập cổ đại sùng bái tự nhiên, thờ cúng nhiều thần linh. Một số thần có hình bò, sư tử, khi, cá sấu; quan trọng nhất là thần A-mun (vua của các vị thần), thần Ra (thần Mặt Trời), thần Ô-si-dít (thần cai quản cõi chết và tái sinh),… Họ tin linh hồn con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.
Tranh mô phỏng việc ướp xác
c) Khoa học, kĩ thuật
Thiên văn học và phép tính lịch
Người Ai Cập tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt Trời, đồng hồ nước; biết vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo, biết các ngôi sao như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Nhờ quan sát thiên văn và quy luật lên xuống của mực nước sông Nin, họ làm ra Dương lịch cổ: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại dành cho lễ hội.
Toán học
Người Ai Cập cổ rất giỏi Số học và Hình học. Họ phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất; tính được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số mr (pi) = 3,1416,…
Y học
Do tục ướp xác, người Ai Cập sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, đồng thời họ tìm hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu. Việc chữa bệnh bước đầu được chuyên môn hoá.
Kĩ thuật
Người Ai Cập cổ đại biết tạo ra con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí; biết chế tạo thuỷ tỉnh màu, tạo được men màu trên đồ sứ và ứng dụng các công thức hoá học trong luyện kim,….
d) Kiến trúc và điêu khắc
Kiến trúc
Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kì vĩ, trường tồn với thời gian. Nổi bật nhất là các kim tự tháp thể hiện quyền uy của pha-ra-ông. Trải qua hàng nghìn năm, bất chấp thời gian và mưa nắng, các kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc.
Tượng Nhân sư và quần thể kim tự tháp
Điêu khắc
– Điêu khắc đạt đến trình độ cao, phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ để thờ các thần linh và pha-ra-ông. Pha-ra-ông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng, nổi tiếng nhất là tượng Nữ hoàng Nê-phéc-ti ti, tượng Nhân sư,…
– Văn minh Ai Cập cổ đại là nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới, để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc. Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội. Văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại.