Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

1.1. Lịch sử

a) Hiện thực lịch sử

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.

Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tổn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. Con người có khả năng nhận thức hiện thực khách quan, vì vậy lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.

Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 (Hải Phòng)

b) Nhận thức lịch sử

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau.

Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm, mà phải nỗ lực tìm kiếm tư liệu, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức lịch sử.

1.2. Sử học

a) Khái niệm Sử học

Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng. 

b) Đối tượng nghiên cứu của Sử học

Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục).

c) Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

d) Nguyên tắc cơ bản của Sử học

e) Khái quát về các nguồn sử liệu:

 

– Sử liệu là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử. Đó là những dấu vết vật chất và tinh thần của xã hội loài người trong quá khứ, cung cấp thông tin về hiện thực lịch sử.

– Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, có thể chia thành hai loại sử liệu:

+ Sử liệu trực tiếp là nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu, còn gọi là sử liệu gốc. Đây là căn cứ khoa học quan trọng giúp nhà sử học phục dựng bức tranh quá khứ.

+ Sử liệu gián tiếp là nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp (hồi kí, kể chuyện lịch sử,….

– Căn cứ vào dạng thức tồn tại, nguồn sử liệu được phân thành các nhóm chủ yếu:

+ Sử liệu truyền miệng (ca dao, truyền thuyết,…)

+ Sử liệu thành văn (văn bản, sách, báo,

+ Sử liệu hiện vật (di vật, công trình,…)

+ Sử liệu kĩ thuật đa phương tiện (phim, ảnh, ghỉ âm,…)

Rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Hà Đông, Hà Nội)

f) Một số phương pháp cơ bản của sử học

Trong nghiên cứu lịch sử có hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

– Phương pháp lịch sử là xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc).

– Phương pháp logic là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.

Ngoài ra, các nhà sử học cũng thường kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp điền dã, phỏng vấn nhân chứng và cách tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu lịch sử.