1.1. Quy tắc Octet
Ôn tập Bài 8: Quy tắc Octet
Quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hoá học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
1.2. Liên kết ion
Ôn tập Bài 9: Liên kết ion
– Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
– Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
– Trong điều kiện thưởng, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
1.3. Liên kết cộng hóa trị
Ôn tập Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
a. Liên kết cộng hóa trị
– Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung
+ Liên kết cộng hoá trị không phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào.
+ Liên kết cộng hoá trị phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
– Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hoá trị, trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
b. Phân biệt các loại liên kết dựa theo độ âm điện
– Dựa trên hiệu độ âm điện xác định loại liên kết hóa học:
Hiệu độ âm điện (∆x) |
Loại liên kết |
0 ≤ ∆x < 0,4 |
Cộng hóa trị không cực |
0,4 ≤ ∆x < 1,7 |
Cộng hóa trị có cực |
≥ 1,7 |
Ion |
c. Liên kết \(\sigma \),\(\pi \) và năng lượng liên kết
– Liên kết \(\sigma \) là loại liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.
– Liên kết \(\pi \) là loại liên kết cộng hoá trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ năm hai bên đường nội tâm hai nguyên tử.
– Năng lượng của một liên kết hoá học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí.
– Giá trị năng lượng của một liên kết hoá học là thước đo độ bền liên kết.
1.4. Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Ôn tập Bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals
a. Liên kết hydrogen
– Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thánh giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cập electron hoá trị chưa tham gia liên kết.
– Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.
b. Tương tác Van der Waals
– Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.
– Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.