Bộ máy Nhà nước Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định. Các cơ quan nhà nước có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của Nhà nước. |
---|
Câu hỏi: Em hãy nêu những cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trung ương tới địa phương.
Trả lời:
Những cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ trung ương tới địa phương được thể hiện trong sơ đồ sau:
1.1. Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Tính thống nhất
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 78, 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
– Để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện như thế nào?
Trả lời:
– Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Những cơ quan nhà nước tạo thành một thể thống nhất nhưng có thẩm quyền riêng theo quy định của pháp luật.
– Cách thực hiện:
+ Nhà nước ngày càng tăng dần vai trò chủ thể quản lý và thu hẹp dần vai trò chủ thể về kinh tế.
+ Thực hiện quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất, bảo đảm cho thị trường phát triển, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường, tương thích với thông lệ của các nước.
+ Kiến tạo được môi trường vĩ mô.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và bảo đảm an sinh xã hội.
+ Ban hành cơ chế chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Bảo đảm được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ, sử dụng các chương trình đầu tư tín dụng để tạo điều kiện và hướng dẫn sự phát triển của các ngành, các địa phương và các thành phần kinh tế.
b) Tính nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 79, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
– Trình bày biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
– Biểu hiện của tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân ủy quyền để thực hiện việc quản lí Nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
– Ví dụ về tính nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Tất cả mọi công dân được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam đều được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…
+ Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
+ Các chính sách ban hành đều mang lại lợi ích cho nhân dân.
+ Người dân đều được hưởng các chế độ ưu đãi, chế độ đãi ngộ.
c) Tính quyền lực
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 79, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
– Tại sao các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau?
Trả lời:
– Tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực.
+ Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
+ Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
– Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau vì Nhà nước được phân chia thực hiện thành ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mỗi cơ quan sẽ đại diện thực thi cho một quyền, mỗi quyền sẽ có một chức năng nhiệm vụ riêng và hoạt động một cách độc lập. Vì vậy đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc thì buộc các cơ quan trong bộ máy Nhà nước phải phối hợp và giám sát lẫn nhau.
d) Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 80, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
Vì sao Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật?
Trả lời:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật vì Hiến pháp và pháp luật chính là công cụ giúp Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.
1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 80, 81 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được thể hiện như thế nào?
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung nào?
Trả lời:
– Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng đề ra đường lối, chính sách, thông qua đó, Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác cán bộ thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu các Đảng viên ưu tú, các quần chúng tiêu biểu vào các cương vị chủ chốt của cơn quan nhà nước ở trung ương,…
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.
+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
b) Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
Câu hỏi: Em hãy đọc các 1, 2 trang 81, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.
– Cho biết cách hiểu của em về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát.
– Từ Thông cáo báo chí số 13 kì họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, em hãy cho biết Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
– Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát:
+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là Nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.
– Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
+ Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.
c) Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 82, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện như thế nào trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015?
Trả lời:
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
d) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin 1, 2 trang 82, 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
– Em hiểu thế nào là tập trung dân chủ qua trích đoạn ở thông tin 1?
– Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
– Tập trung dân chủ: Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ cho cấp dưới, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
– Nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được lập ra theo cơ chế bầu cử, thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân tự chịu trách nhiệm.
+ Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc, ở mỗi cấp là đại hội đại biểu, đại hội đảng viên. Thời điểm giữa các kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp hành trung ương, ở cơ sở là ban chấp hành Đảng bộ (cấp ủy).
+ Cấp ủy các cấp báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình trước các kỳ đại hội cùng cấp, cấp trên và cấp dưới; phải định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+ Tổ chức đảng được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
e) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 83, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.
Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bọ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức, hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mội hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.
– Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Tính thống nhất: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Tính nhân dân: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản Nhà nước và xã hội. + Tính quyền lực: Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. + Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. – Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: + Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam. + Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát: Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân. + Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nguyên tắc tập trung dân chủ: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung với hàng loạt các hình thức và chế độ. + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. |
---|