1.1. Khái niệm, phân loại
1.1.1. Khái niệm
– Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt, thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến động nhiệt thành công cơ học trong xylanh động cơ.
– Động cơ đốt trong quan trọng trong các lĩnh vực như giao thông, xây dựng, nông nghiệp, năng lượng…
1.1.2. Phân loại
– Động cơ đốt trong được phân loại dựa vào nhiều dấu hiệu đặc trưng khác nhau, phổ biến như sau:
+ Theo nhiên liệu sử dụng: động cơ xăng, động cơ Diesel và động cơ gas (còn gọi là động cơ chạy khí).
+ Theo chu trình công tác: động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ.
+ Theo phương pháp làm mát: động cơ làm mát bằng nước, động cơ làm mát bằng không khí.
+ Theo số xylanh: động cơ 1 xylanh, động cơ nhiều xylanh.
+ Theo cách bố trí xylanh của động cơ nhiều xylanh: động cơ 1 hàng xylanh, động cơ chữ V,… (hình 17.1).
Hình 17.1. Một số cách bố trí xilanh
1.2. Cấu tạo chung động cơ đốt trong
– Động cơ đốt trong có cấu tạo chung gồm các cơ cấu và hệ thống (sơ đồ hình 17.2).
Hình 17.2. Sơ đồ cấu tạo chung động cơ đốt trong
– Thân máy, nắp máy là nơi lắp đặt và bố trí các cơ cấu, hệ thống.
– Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền tạo ra mô-men quay để dẫn động máy công tác.
– Cơ cấu phân phối khí đóng mở cửa nạp, cửa thải đảm bảo luồng khí vào xylanh và thải khí ra ngoài.
– Hệ thống nhiên liệu cung cấp nhiên liệu và hệ thống làm mát duy trì nhiệt độ các chi tiết máy.
– Hệ thống khởi động thực hiện khởi động để động cơ tự làm việc.
– Động cơ xăng có thêm hệ thống đánh lửa
– Trên ô tô, xe máy thường được trang bị hệ thống xử lí khí thải.
– Cấu trúc động cơ đốt trong rất phức tạp, hình 17.3 là mô hình động cơ đốt trong 4 xylanh.
Hình 17.3. Mô hình động cơ đốt trong 4 xilanh
1. Trục khuỷu; 2 Thanh truyền; 3. Pít tông; 4. Thân máy; 5. Xilanh; 6, Nắp máy; 7. Bộ truyền đai; 8. Trục cam, 9. Bánh đà.