Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 11 Cánh diều Ôn tập Chủ đề 3

1.1. Khái quát về các phương pháp gia công cơ khí

1.1.1. Khái niệm

– Gia công cơ khí là cách thức tác động vào vật liệu để tạo ra sản phẩm mới.

1.1.2. Phân loại

– Gia công cơ khí được chia thành 2 loại: không phôi và cắt gọt.

– Gia công không phôi giữ lại vật liệu sau khi gia công. Phương pháp này thường được dùng cho các chi tiết đơn giản, không yêu cầu độ chính xác cao như đúc, rèn, hàn, cản, ép, kéo, dập,…

– Gia công cắt gọt bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi. Phương pháp này thường được dùng cho các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao như tiện, phay, khoan, mài, xọc, bào,…

1.2. Phương pháp gia công không phoi

1.2.1. Phương pháp đúc

– Phương pháp đúc là nấu chảy nguyên liệu và rót vào khuôn có hình dạng và kích thước tương ứng để tạo thành sản phẩm. 

– Phương pháp này thường được dùng để gia công các sản phẩm phức tạp và tạo phôi cho gia công cắt gọt. 

– Phương pháp đúc phổ biến: đúc trong khuôn cát và đúc trong khuôn kim loại.

1.2.2. Phương pháp rèn

– Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác động lên phôi đã được nung nóng để làm biến dạng phôi về hình dạng và kết cấu mong muốn. 

– Rèn thường sử dụng để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt và các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao. 

– Phương pháp rèn bao gồm rèn tự do và rèn trong khuôn kim loại.

1.2.3. Phương pháp hàn

– Hàn là phương pháp ghép nối phần tử (thường kim loại) lại với nhau bằng nguồn nhiệt.

– Sản phẩm có kết cấu hộp, khung hoặc yêu cầu độ kín thường được gia công bằng hàn.

– Các phương pháp hàn phổ biến nhất hiện nay là hàn hồ quang và hàn hơi. 

1.3. Phương pháp gia công cắt gọt

1.3.1. Phương pháp tiện

– Tiện là phương pháp gia công cắt gọt bằng cách phối hợp chuyển động quay tròn của phôi với chuyển động tịnh tiến của dụng cụ cắt (hình 8.1).

– Phương pháp này có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác cao.

– Tuy nhiên, có hạn chế như quá trình mòn dụng cụ cắt diễn ra nhanh, tiết kiệm vật liệu thấp và khả năng tạo hình bị hạn chế.

– Phương pháp tiện gia công các bề mặt định hình tròn xoay: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,… (hình 8.3).

1.3.2. Phương pháp phay

– Phương pháp phay là một trong hai phương pháp gia công cơ khí được sử dụng phổ biến nhất trong gia công cắt gọt. 

– Nhờ vào sự đa dạng của dụng cụ gia công và chuyển động tạo hình mà phương pháp phay có thể gia công được nhiều hình dạng bề mặt như: mặt phẳng, mặt định hình, mặt ren,… (hình 8.6).

1.3.3. Phương pháp khoan

– Khoan là phương pháp gia công lỗ trên sản phẩm với chất lượng bề mặt gia công thấp. 

– Khoan thường được sừ dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm 

1.4. Quy trình gia công chi tiết

1.4.1. Quy trình công nghệ gia công chi tiết

– Quy trình công nghệ gia công là các bước để thay đổi hình dạng và kích thước của phôi hoặc bán thành phẩm.

– Các bước cơ bản để lập quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản :

+ Nghiên cứu bản vẽ chi tiết.

+ Lựa chọn phôi.

+ Xác định thứ tự gia công.

+ Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công.

+ Lựa chọn chế độ cắt.

1.2. Ví dụ lập quy trình công nghệ gia công chi tiết

– Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ chi tiết

– Bước 2: Chuẩn bị phôi

– Bước 3: Xác định thứ tự các nguyên công

– Bước 4: Lựa chọn thiết bị và dụng cụ gia công

– Bước 5: Xác định chế độ cắt

1.5. Dự án: gia công giá treo đó trang trí

1.5.1. Giới thiệu

Lớp học, nhà ở, siêu thị, cửa hàng trưng bày sản phẩm rất cần một bảng treo có lỗ cải móc treo vừa dùng để treo đổ tiện dụng, vừa trang trị cho không gian thêm sinh động, đẹp mắt. Em cùng các bạn trong nhóm hãy gia công một sản phẩm như vậy nhé!

1.5.2. Nhiệm vụ

Gia công giá treo đổ trang trí với các tiêu chỉ cụ thể như sau:

– Giá treo có kích thước phù hợp với nơi định treo.

– Sản phẩm chắc chắn, đẹp, treo được nhiều loại đồ dùng.

1.5.3. Tiến trình thực hiện

– Chuẩn bị gia công

– Thực hiện gia công

1.5.4.  Báo cáo kết quả

1.5.5. Đánh giá