1.1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo
1.1.1. Khái quát về cơ khí chế tạo
a. Khái niệm về cơ khí chế tạo
Cơ khí chế tạo là ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng phục vụ sản xuất và đời sống.
b. Vai trò của cơ khí chế tạo
– Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống
+ Các sản phẩm của cơ khí chế tạo đã nâng cao chất lượng đời sống con người.
+ Các phương tiện giao thông của cơ khí chế tạo giúp di chuyển thuận tiện hơn.
+ Các thiết bị cơ khí gia dụng giúp nâng cao chất lượng sinh hoạt.
+ Vai trò của cơ khí chế tạo trong sản xuất
+ Cơ khí chế tạo là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền sản xuất.
+ Các sản phẩm của cơ khí chế tạo cung cấp thiết bị, máy móc cho các ngành nghề khác.
+ Sự phát triển của cơ khí chế tạo giúp thúc đẩy sản xuất và tăng năng suất.
+ Ứng dụng các sản phẩm của cơ khí chế tạo vào sản xuất giúp giảm sức lao động và tiết kiệm tài nguyên.
c. Đặc điểm của cơ khí chế tạo
– Sử dụng bản vẽ kĩ thuật để hỗ trợ quá trình sản xuất.
– Sử dụng các máy công cụ để gia công và lắp ráp sản phẩm.
– Sử dụng vật liệu kim loại để chế tạo sản phẩm.
– Thực hiện đúng quy trình và kiểm soát kĩ thuật chặt chẽ để đảm bảo tính kĩ thuật, mĩ thuật và an toàn lao động.
d. Một số ngành nghề cơ khí chế tạo phổ biến
– Thiết kế cơ khí
– Gia công cắt gọt kim loại
– Lắp ráp cơ khí
1.1.2. Quy trình chế tạo
a. Khái quát chung về quy trình chế tạo cơ khí
– Quy trình chế tạo cơ khí là trình tự cần tuân theo để biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm cơ khí.
– Việc thực hiện đúng quy trình khi chế tạo trong cơ khí đảm bảo sản phẩm đạt tính kĩ thuật, kinh tế và mĩ thuật tốt nhất.
– Sản phẩm của ngành cơ khí có thể là một chi tiết hoặc nhiều chi tiết lắp ghép.
– Quy trình chế tạo cơ khí có thể bao gồm đủ hoặc thiếu bước gia công chi tiết và lắp ráp chi tiết.
b. Nội dung của quy trình chế tạo cơ khi
Bước 1: Chuẩn bị chế tạo
Bước 2: Gia công các chi tiết
Bước 3: Lắp ráp các chi tiết
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
1.2. Vật liệu cơ khí
1.2.1. Khái quát chung
a. Khái niệm
– Vật liệu cơ khí được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí.
– Các loại vật liệu cơ khí phổ biến bao gồm gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, nhựa.
– Ngày nay, các loại vật liệu mới được tạo ra với những tính năng vượt trội như siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng, bao gồm vật liệu composite và vật liệu nano.
b. Phân loại
c. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí
– Tính chất cơ học: Độ bền, độ dẻo, độ cứng
– Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẫn diện, khối lượng riêng
– Tính chất hoá học: Tính chịu axit, kiềm và muối, tính chống ăn mòn
– Tính công nghệ: Tính đúc, hàn, rèn, gia công cắt gọt
1.2.2. Vật liệu cơ khí thông dụng
a. Một số vật liệu cơ khí thông dụng
– Gang
-Thép
– Hợp kim nhôm
– Hợp kim đồng
– Gốm ôxit
– Nhựa nhiệt rắn
– Cao su
b. Một số vật liệu mới
– Composite nền kim loại
– Composite nền hữu cơ
– Vật liệu nano
1.2.3.Thực hành nhận biết tinh chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng
a. Chuẩn bị
– Vật liệu: 1 thanh gang, thép, hợp kim nhôm, hợp kim đồng và nhựa có dường kinh 4 mm, độ dài 20 cm. 1 bộ tiêu bản vật liệu gồm: gang, thép, hợp kim nhôm, hợp kim đồng và nhựa.
– Dụng cụ: êtô, búa nguội nhỏ, đe nhỏ, dũa kim loại.
– Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo bảng 5.1.
b. Nội dung và trình tự thực hành
– Nội dung thực hành: Nhận biết tinh chất cơ bản của một số vật liệu phổ biển bằng phương pháp đơn giản.
– Trình tự thực hành
+ Nhận biết màu sắc, khối lượng
+ Nhận biết độ cứng và độ dẻo
+ Nhận biết khả năng biến dạng
c. Báo cáo
d. Đánh giá