Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề A Bài 5: Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm

1.1. Một số loại phần mềm

– Phân loại phần mềm ứng dụng theo nhiều góc độ khác nhau: thương mại, miễn phí, nguồn mở, nguồn đóng, khai thác trực tuyến và cài đặt trên máy tính.

Phần mềm thương mại là phần mềm phải trả tiền để sử dụng, phần lớn phần mềm ứng dụng thuộc loại này.

Phần mềm miễn phí là phần mềm không phải trả chi phí và có thể cài đặt trên máy để sử dụng, chẳng hạn như phần mềm nguồn mở Codeblocks, Dev C++ cho hệ thống lập trình C++, Python, Java,…

Phần mềm nguồn đóng được cung cấp dưới dạng các mô đun chương trình viết trên ngôn ngữ máy, thường là phần mềm thương mại.

Phần mềm nguồn mở viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao và thường miễn phí như bộ phần mềm OpenOffice.

Phần mềm khai thác trực tuyến chỉ sử dụng được trên môi trường web và có thể miễn phí hoặc trả tiền cho từng phiên sử dụng.

– Các phần mềm khai thác trực tuyến (maps.google.com, translate.google.com, docs.google.com, meet.google.com,…) đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay.

– Các phần mềm này được cung cấp dưới hai dạng: miễn phí (bị hạn chế một số tính năng) và có trả phí tuỳ theo nhu cầu của người dùng.

– GNU GPL (General Public License) là giấy phép phần mềm phổ biến nhất trong lĩnh vực phần mềm tự do nguồn mở, đảm bảo cho người dùng tự do khai thác, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ phần mềm.

– Mã nguồn phần mềm phải mở để có thể tự do nghiên cứu và sửa đổi.

– FOSS (Free Open Source Software) là thuật ngữ thường được dùng để miêu tả phần mềm tự do nguồn mở.

– Giấy phép phần mềm công cộng mở rộng cánh cửa để mọi người tiếp cận những sản phẩm trí tuệ của xã hội và đóng góp phần mình vào vốn kiến thức chung của nhân loại.

 

1.2. Thực hành với phần mềm khai thác trực tuyến miễn phí

Yêu cầu:

Làm quen với soạn thảo văn bản, làm bài trình chiếu và sử dụng bảng tính qua các phần mềm trực tuyến của Google.

Hướng dẫn thực hiện:

Mở trang web www.google.com, mở bảng chọn các ứng dụng của Google, chọn ứng dụng muốn dùng thử.

a) Thử nghiệm nhập nội dung soạn thảo vào Google Docs bằng giọng nói theo các bước ở Hình 1:

 

 

b) Thử mở Google Sheets và tạo một bảng tính ghi thông tin các bạn trong tổ theo mẫu như ở Hình 2.

 

 

c) Thử nghiệm mở Google Slides và thiết kế một trang trình chiếu theo mẫu như ở

Hình 3.