Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1.1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a. Đông Nam Á hải đảo

– Bồ Đào Nha xâm chiếm Ma-lắc-ca, mở đầu quá trình xâm lược phương Tây ở Đông Nam Á.

– Tây Ban Nha xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị tại Phi-lip-pin, thay thế bởi Mỹ sau này.

– Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a và cai trị trực tiếp, thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề.

– Anh xâm lược và cai trị gián tiếp các tiểu quốc Hồi giáo tại Ma-lai-xi-a, thiết lập cảng Xin-ga-po làm trung tâm kinh tế khu vực.

Những người lính Phi-líp-pin thiệt mạng trong cuộc chiến chống Mỹ (1900)

b. Đông Nam Á lục địa

– Mi-an-ma: Thuộc địa Anh từ năm 1885.

Hải quân Anh tiến vào cảng Ran-gun, Mi-an-ma năm 1824 (tranh vẽ)

– Việt Nam: Pháp xâm lược từ năm 1858, hoàn thành xong đánh chiếm Nam Bộ vào năm 1867. Hiệp ước Pa-tơ-nốt ký năm 1884.

Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội, Việt Nam

– Cam-pu-chia: Thuộc địa Pháp từ năm 1863, ký hiệp ước mới năm 1884.

– Lào: Thuộc địa Pháp từ năm 1893, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

– Thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương, cai trị trực tiếp và gián tiếp, khai thác thuộc địa.

1.2. Công cuộc cải cách ở Xiêm

a. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

– Bối cảnh: Xiêm trở thành vùng đệm giữa Anh và Pháp trong cuộc xâm lược ở Đông Nam Á. Công cuộc cải cách được triều dinh Xiêm tiến hành để bảo vệ nền độc lập và phát triển đất nước. Cải cách chủ yếu diễn ra dưới triều vì của vua Ra-ma IV và Ra-ma V

– Nội dung cải cách:

+ Chính trị, quân sự: Tổ chức lại hệ thống chính quyền, giải tán hội đồng quý tộc và xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại.

+ Kinh tế: Sử dụng cố vấn ngoại quốc phát triển công nghiệp, giao thông, thương mại.

+ Xã hội: Xoá bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm, thành lập trường đại học và cử sinh viên du học.

+ Ngoại giao: Xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng và xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

b. Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

– Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử Xiêm, phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, với nhiều thành tựu quan trọng.

– Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo và linh hoạt trong vận dụng yếu tố thời đại.

– Giúp Xiêm giữ vững chủ quyền đất nước và tránh nguy cơ trở thành một nước thuộc địa.

– Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.