Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Lịch sử 11 Cánh diều Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2

1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991

a. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

– Liên Xô là nước đầu tiên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

– Các nước Đông Âu lật đổ chế độ tư sản-địa chủ và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

– Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

– Nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời và tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

– Các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

b. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

– Châu Á: Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa từ năm 1924 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

– Khu vực Mỹ La-tinh: Nước Cộng hoà Cuba và Cộng hoà Nicaragua đã xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cuộc cách mạng thành công.

c. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

– Hạn chế mô hình kinh tế – xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

– Tình trạng vi phạm dân chủ, sự suy giảm niềm tin vào đảng và nhà nước, và các sai lầm của các nhà lãnh đạo.

– Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị-xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

1.2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

– Sau sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giới.

– Tuy nhiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cu-ba vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Trung Quốc và Việt Nam tiến hành cải cách, mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

– Trung Quốc phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.

– Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, trở thành nước đang phát triển, dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

– Cu-ba: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội duy trì, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá và đang bị cấm vận từ bên ngoài. Các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội như Trung Quốc, Việt Nam và Lào đã có nhiều thành tựu và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)

b. Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

– Được quyết định thực hiện tại Hội nghị Trung ương 3 (khoa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đường lối cải cách mở cửa đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho Trung Quốc. 

– Trung Quốc: GDP 17,7 nghìn tỉ USD, dự trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới, GNI đạt 12,5k USD, giảm nghèo 60 triệu người.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới năm 1978 và năm 2020

– Khoa học – kĩ thuật: Thám hiểm không gian từ 1992, tàu cao tốc phát triển nhanh, năng lực tự chủ AI, năng lượng sinh học, công nghệ sinh học, …

Một góc phố Đông bên sông Hoàng Phố, Thượng Hải (Trung Quốc)

– Đối ngoại Trung Quốc: Đa dạng hoá, đa phương hoá. Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế. Hồng Kông, Ma Cao thuộc chủ quyền Trung Quốc, là trung tâm kinh tế lớn.

– Cải cách, mở cửa Trung Quốc: Thành tựu trên văn hoá, giáo dục, quốc phòng. Nền giáo dục phát triển, xuất khẩu vũ khí. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội. Nâng cao vị thế quốc tế, chứng tỏ sức sống chủ nghĩa xã hội. Để lại bài học cho các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.