1.1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
– Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ diễn ra trong những năm 50-70 của thế kỉ XIX, giúp cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản chiếm quyền lực ở nhiều nước và chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XIX.
1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
– Nước tư bản Âu-Mỹ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, liên quan đến việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng qua hoạt động xâm lược thuộc địa.
– Thuộc địa cung cấp nguyên liệu, nhân công, là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, cơ sở vững chắc cho cuộc tranh chấp và chiến tranh.
– Các cường quốc phương Tây tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình trong gần 4 thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
b. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản
– Các nước Mỹ La-tinh, Nhật Bản và Xiêm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa sau khi giành lại độc lập. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn cầu nhờ ứng dụng khoa học-kĩ thuật, tiến hành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả khám phá thiên nhiên.
c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
– Tư bản độc quyền xuất hiện khi sức mạnh kinh tế tăng lên và từng bước phối toàn bộ nền kinh tế. Tổ chức độc quyền là liên minh các nhà tư bản lớn tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá, có năm đặc điểm được Lê-nin nêu lên.
Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (tranh biếm họa)
1.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Khái niệm
– Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ chỉ giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới II.
b. Tiềm năng và thách thức
– Tiềm năng: Phát triển vượt bậc trong kinh tế, khoa học-công nghệ, tự điều chỉnh và thích ứng.
– Thách thức: Khó khăn trong kinh doanh, sự phát triển không bền vững, tăng chất lượng cuộc sống.
+ Bất bình đồng xã hội tăng cao.
+ Dân chủ tư sản bị xói mòn.
+ Nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về tài chính, môi trường.