1.1. Tiền đề của cách mạng tư sản
– Nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra trong thời kì cận đại.
– Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
a. Kinh tế
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu-Mỹ trong thế kỉ XVI-XVIII.
– Ở Anh, công nghiệp len, dạ bùng nổ làm tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mênh mông của ngoại thương.
– Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển ở miền Bắc và kinh tế đồn điền, trang trại phát triển ở miền Nam.
– Ở Pháp, công thương nghiệp phát triển rất mạnh, đặc biệt là ở những vùng ven biển và ngoại thương có bước tiến mới.
– Tình trạng vào đất cướp ruộng ở Anh được gọi là “Hiện tượng cừu ăn thịt người”.
Tình trạng rào đất cướp ruộng ở Anh (tranh vẽ)
b. Chính trị
– Trước cách mạng, đa số các nước thuộc chế độ quân chủ chuyên chế hoặc thuộc địa.
– Anh: Từ năm 1625, Sác-lơ 1 lên làm vua.
– 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ: Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ.
– Pháp: Vua Louis XVI đứng đầu chế độ quân chủ chuyên chế, cản trở sự phát triển của tư sản và quý tộc mới.
Nhân dân cảng Bô-xton tấn công tàu chở chè của Anh tháng 12-1773 (tranh vẽ)
c. Xã hội
– Trong xã hội, bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới…
– Mâu thuẫn xã hội ở Pháp:
+ Phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
+ Tăng lữ và Quý tộc nắm quyền lực chính trị và chức vụ quan trọng.
+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp.
+ Nông dân là giai cấp đông đảo nhất và cực khổ nhất.
+ Giai cấp tư sản có lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị.
Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm họa)
d. Tư tưởng
– Giai cấp tư sản phê phán giáo lý lạc hậu, đề xuất tư tưởng mới tiến bộ.
– Giai cấp tư sản và chủ nó theo tư tưởng dân chủ tư sản.
– Cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:
+ Ở Anh, sử dụng Thanh giáo trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
+ Ở Pháp, Triết học Ánh sáng phê phán chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra lý thuyết xây dựng nhà nước mới.
Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản
a. Mục tiêu, nhiệm vụ
– Cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền thống trị của giai cấp tư sản.
– Mục tiêu và nhiệm vụ của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:
+ Anh: 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
+ Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Mỹ: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
– Nhiệm vụ: Xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trưởng, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đẩy du bốn yếu tố, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.
b. Giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng
– Giai cấp lãnh đạo: Tư sản và quý tộc mới.
– Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân (bao gồm nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ, thổ dân da đỏ…)
Một số nhà lãnh đạo của các cuộc cácnh mạng tư sản tiêu biểu
1.3. Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
a. Kết quả
– Các cuộc cách mạng tư sản giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Mức độ thắng lợi khác nhau tùy vào điều kiện lịch sử ở từng nước. Ví dụ, cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ giành độc lập dân tộc, còn cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập chế độ cộng hoà.
b. Ý nghĩa
– Cách mạng tư sản Anh: Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
– Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La tinh.
– Cách mạng tư sản Pháp: Lật đổ và xoá bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến, giải phóng nông dân và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.
– Mỗi cuộc cách mạng có ý nghĩa riêng, nhưng nhìn chung các cuộc cách mạng tư sản đã dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ.