1.1. Khái niệm và vai trò của tập tính
– Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển. Các hoạt động của tập tính là kết quả thực hiện của các phản xạ liên tiếp.
Hình 1. Nhện có tập tính găng tơ
– Một trong những yếu tố thể dịch quan trọng ảnh hưởng đến tập tỉnh là pheromone. Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt, được sử dụng như những tín hiệu hoa học cho những cá thể khác cùng loài. Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú.
1.2. Phân loại tập tính
Tập tính là kết quả của di truyền và môi trường sống. Dựa vào đặc điểm di truyền của tập tính có thể chia tập tỉnh thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp.
Bảng. Phân loại tập tính theo đặc điểm di truyền
1.3. Một số hình thức học tập ở động vật
– Quá trình học tập là quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Qua học tập mà một số tập tỉnh của động vật có thể thay đổi hoặc hình thành mới. Khả năng học tập của động vật phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh. Những hình thức học tập phổ biển ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
Hình 2. Học in vết ở gà (a), học liên hệ ở chuột (b), học giải quyết vấn đề ở quạ (c), học giải quyết vấn đề ở tinh tinh mẹ và học xã hội ở tỉnh tỉnh con (d)
– Loài người có hệ thần kinh phát triển nhất trong bậc thang tiến hoá của sinh vật, do đó khả năng học tập của người là rất lớn. Quá trình học tập ở người là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ, hành vi của cả thể đó. Cơ chế của quá trình học tập đó là sự hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững.
1.4. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống
Hiểu biết về tập tính đã được ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống con người như:
– Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.
– Chọn các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng.
– Sử dụng pheromone dễ dẫn dụ động vật.
– Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống.
– Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hoá các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cả thể và nội dung học tập.
– Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển. – Tập tính giúp động vật tìm kiếm, bảo vệ và lấy thức ăn; tìm kiếm bạn tình, tăng cơ hội truyền gene cho thế hệ sau; báo động nguy hiểm; giao tiếp thông tin; duy trì cân bằng nội môi;.. – Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, được sử dụng như những tín hiệu hoá học cho những cá thể khác cùng loài. Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú. – Dựa vào đặc điểm di truyền, tập tính chia thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp. – Những hình thức học tập phổ biến gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề và học xã hội. – Cơ chế của quá trình học tập ở người là sự hình thành các phản xạ có điều kiện. – Hiểu biết về tập tính được ứng dụng trong cải tạo giống, bảo vệ mùa màng, dạy và học. |