1.1. Vai trò
– Cung cấp nguyên liệu kiến tạo cơ thể.
– Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
1.2. Hình thức
– Tự dưỡng (thực vật, tảo,…)
– Dị dưỡng (động vật, nấm,…)
1.3. Quá trình
a. Thu nhận các chất
– Thực vật:
+ Rễ hấp thụ nước, khoáng, một số chất tan và O2.
+ Lá hấp thụ CO2, một số chất tan và nước
– Động vật:
+ Hệ tiêu hoá: lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường
+ Hệ hô hấp: lấy O2 từ môi trường
b. Vận chuyển các chất
– Thực vật:
+ Từ rễ đến các bộ phận khác trong cây nhờ mạch gỗ
+ Từ lá đến các bộ phận khác trong cây nhờ mạch rây
+ Từ tế bào này sang tế bào khác qua gian bào và tế bào chất
Hình 1. Sự vận chuyển các chất trong cây
– Động vật: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất cần thiết từ cơ quan thu nhận đến tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết
c. Tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng
– Thực vật:
+ Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để chuyển hoa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2 trong quá trình này thực vật chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
+ Phương trình quang hợp:
+ Tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ nguyên liệu của quang hợp
– Động vật: Quá trình đồng hoá
d. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng: Hô hấp ở tế bào
Hình 2. Hô hấp tế bào
e. Đào thải các chất ra môi trường
– Thực vật: Thải nước, O2 và CO2
– Động vật: Hệ bài tiết thải chất dư thừa, chất độc ra ngoài môi trường, điều hoà môi trường trong.
g. Điều hoà
– Hormone (động vật và thực vật)
– Thần kinh (động vật)
1.4. Nhân tố ảnh hưởng
– Bên trong cơ thể: gene, giai đoạn phát triển,…
– Bên ngoài cơ thể: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…