1.1. Quá trình dinh dưỡng ở động vật
Hình 1. Qúa trình dinh dưỡng ở người
– Động vật là sinh vật dị dưỡng, sử dụng các sinh vật khác làm thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
– Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
– Quá trình dinh dưỡng gồm năm giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp (đồng hoá) các chất và thải chất cặn bã.
– Sau giai đoạn tiêu hoá và hấp thụ. chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng này để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
– Ở những loài động vật khác nhau, từng giai đoạn của quả trình dinh dưỡng có thể khác nhau.
1.2. Tiêu hoá ở động vật
– Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng. Ở động vật, tuỳ mức độ tiến hoá mà mỗi loài có hình thức tiêu hoá khác nhau.
– Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức tiêu hoa nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào). Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, có sự kết hợp cả hai hình thức tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoa bên ngoài tế bào) trong túi tiêu hoá. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức tiêu hoá ngoại bảo trong ống tiêu hoá.
– Động vật có túi tiêu hoá: Ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bảo trong túi tiêu hoá, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp tục được tiêu hoá nội bảo. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
Hình 2. Qúa trình tiêu hóa ở thủy tức
– Động vật có ống tiêu hoá:
+ Ở nhiều loài động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống, thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hoá.
+ Thức ăn đi vào qua lỗ miệng. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá và được tiêu hoá ngoại bào nhờ quá trình tiêu hoá cơ học và hoả học.
+ Ở một số loài động vật, thức ăn còn được tiêu hoá nhờ hệ vi sinh vật. Chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.
1.3. Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng:
+ Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển thông qua cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho các hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cường độ lao động, sức khoẻ tỉnh thần và tình trạng bệnh tật.
+ Chế độ dinh dưỡng cân bằng là chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng tương đương với nhu cầu của cơ thể; các nhóm chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể với lượng vừa đủ và đúng tỉ lệ (năng lượng từ protein chiếm 13 – 20%, lipid chiếm 15 – 20 %, carbohydrate chiếm 60 – 65% so với tổng nhu cầu năng lượng). Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Hình 3. Tháp dinh dưỡng
– Phòng bệnh về tiêu hoá:
+ Có nhiều nguyên nhân gây bệnh về tiêu hoả (bảng 6.3). Vi sinh vật, nấm và hoá chất độc hại trong thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây tổn thương hệ tiêu hoá, rối loạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.
+ Người mắc bệnh về tiêu hoa thường có triệu chứng như đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, sốt, đại tiện nhiều hơn 3 lần ngày hoặc ít hơn 3 lần/tuần,… Do đó, sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ nguồn nước, thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lí giúp phòng các bệnh về tiêu hoá.
Bảng. Nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa
– Quá trình dinh dưỡng ở động vật bao gồm năm giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất và thải chất cặn bã. – Ở động vật, tuỳ mức độ tiến hoá mà mỗi loài có hình thức tiêu hoá khác nhau: tiêu hoá nội bào ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá nội bào kết hợp với tiêu hoá ngoại bào ở động vật có túi tiêu hoá, tiêu hoá ngoại bào ở động vật có ống tiêu hoá. – Sự thiếu hụt hay dư thừa năng lượng hoặc một số chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu vitamin A, thiếu vitamin B1, thiếu máu,…). – Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn, bảo vệ nguồn nước, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lí giúp phòng các bệnh về tiêu hoá. |