1.1. Kiểu bài
1.1.1. Khái niệm
Nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng.
1.1.2. Yêu cầu
– Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.
– Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bản luận.
– Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận.
1.2. Cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch
1.2.1. Thực hành viết
a. Chuẩn bị:
– Tìm hiểu đề bài để xác định yêu cầu nghị luận trước khi viết:
+ Kiểu văn bản chính: phân tích, đánh giá một đoạn trích tác phẩm kịch.
+ Trọng tâm cần làm rõ: xung đột không thể hoá giải trong nội tâm và sự lựa chọn cái chết của nhân vật.
+ Phạm vi dẫn chứng văn bản: các chi tiết, sự kiện của vở kịch liên quan đến đoạn trích, tác phẩm phục vụ cho việc liên tưởng, so sánh để làm nổi bật giá trị độc đáo.
– Đọc kĩ các yêu cầu, lưu ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch ở mục I. Định hướng
– Tìm các tư liệu liên quan đến nội dung và yêu cầu của bài tập.
b. Tìm ý và lập dàn ý:
* Tìm ý:
– Tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể như sơ đồ sau:
* Lập dàn ý:
– Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
c. Viết:
Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý đã làm, trong khi viết cần chú ý một số điểm đã lưu ý trong mục I. Định hướng.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa:
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
=> Xem chi tiết nội dung phần Viết ở Bài 5: