Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Thực hành tiếng Việt trang 75 – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Cách giải thích nghĩa của từ

1.1.1. Khái niệm

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, khái niệm, cảm xúc….) mà từ biểu thị. Một từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.

1.1.2. Phân loại

Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa gốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa phát sinh). Để xác định nghĩa cụ thể của một từ nhiều nghĩa trong văn bản, ta cần dựa vào ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp và các từ ngữ xung quanh từ ấy).

1.1.3. Cách giải thích nghĩa của từ

Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị.

+ Ví dụ: Cách giải thích các thuật ngữ tuỳ bút, tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn này.

Giải thích trực quan.

Ví dụ: Giải thích nghĩa của từ đàn tính bằng cách cho xem cây đàn thật hoặc hình ảnh cây đàn; giải thích nghĩa của từ cây bằng tranh, ảnh, video,…

Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ cảnh sử dụng.

Ví dụ: Nghĩa của từ ngon trong hai ngữ cảnh sau đây sẽ khác nhau: Món này ngon lắm! (ngon: nghĩa gốc, chỉ vị giác) và Xe này ngon lắm! (ngon nghĩa phái sinh, có nghĩa là “tốt”. “chất lượng”).

Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

+ Ví dụ: phi trường, sân bay, thất bại, không thành công.

Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó.

Ví dụ: Xe ngựa là “xe do ngựa kéo”; yếu điểm là “điểm quan trọng, điểm chính” (yếu có nghĩa là “quan trọng”).

1.2. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu

– Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục.

– Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái.

– Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo.

Ví dụ:

1. Cao Xuân Hạo (2000). Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh phiên chủ (1976), Quốc âm thi tập, trong “Nguyễn Trãi toàn tập”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Hiểu (1990). “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7 12.