Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

Nghị luận về một tác phẩm thơ có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm.

1.1.2. Yêu cầu

– Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, chú ý xác định các yếu tố hình thức (tên bài thơ, thể thơ, vẫn, nhịp, nhân vật trữ tình, phép điệp, đối, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cấu tử,…) từ đó, phân tích để chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ, đoạn thơ.

– Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm.

– Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác gia bài thơ, đoạn thơ được nêu trong đề văn.

– Biết cách sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những cảm nhận và rung động của em với các chi tiết, hình ảnh…. đặc sắc trong bài thơ.

– Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của bài thơ, đoạn thơ đối với người đọc và với chính bản thân.

1.2. Cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ

1.2.1. Thực hành viết

a. Chuẩn bị:

– Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ:

– Trọng tâm cần làm rõ sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ.

Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tác phẩm thơ.

Phạm vi dẫn chứng: văn bản và các bài thơ có cùng đề tài.

 

b. Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý:

– Tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau (Ví dụ bài thơ Đây mùa thu tới – Xuân Diệu):

* Lập dàn ý: 

 

c. Viết:

Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

– Viết đoạn mở bài, kết bài hoặc một số đoạn trong phần thân bài (chọn viết về một hoặc một số ý mà em thấy hứng thú và tâm đắc).

+ Có thể viết mở bài theo nhiều cách (trực tiếp hay gián tiếp, phản đề hay so sánh. dẫn dắt,…). Tuy nhiên, dù mở bài theo cách nào cũng cần nêu được sự độc đáo trong nội dung và hình thức của bài thơ (gắn với phong cách của Xuân Diệu)

+ Đối với phần thân bài: Xác định rõ nội dung đoạn cần viết là gì, các dẫn chứng nào cần đưa ra và những lí lẽ, lập luận nào cần triển khai. Vì viết về ý mà em tâm đắc, hứng thú nên cần tập trung làm nổi bật được nét riêng trong cảm thụ và phân tích của mình. Ở đây, thao tác so sánh, liên tưởng là rất cần thiết. Dù chỉ viết về một ý nhưng các em cũng nên lưu ý về mối quan hệ của ý đó với các ý trước và sau nó.

– Viết bài văn hoàn chỉnh (làm ở nhà hoặc trên lớp nếu có thời gian).

 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26), đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

=> Xem chi tiết nội dung phần Viết ở Bài 5: