Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Trái tim Đan-kô – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

– Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn kiệt xuất của Nga.

– Xuất thân gia đình lao động trên bờ sông Vôn Ga.

+ Sớm mồ côi cha lẫn mẹ

+ Đam mê đọc sách và bươn chải: tạo cảm hứng và năng lực sáng tác văn chương.

Phong cách nghệ thuật: Triết lí nhân sinh.

Tác phẩm chính: Thời thơ ấu (1913-1914); Kiếm sống (1916); Những trường Đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).

Mác-xim Go-rơ-ki

Nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Đoạn trích “Trái tim Đan-kô”  là phần thứ ba của tác phẩm “Bà lão I –déc-ghin”.

c. Bố cục: 

Phần 1:  Phong cảnh thiên nhiên kỳ lạ ở thảo nguyên.

Phần 2: Tình cảnh của đoàn người phải vượt qua khu rừng bóng tối và đầm lầy.

Phần 3: Ngoại hình, lời nói, hành động và tình cảm của Đan-kô dành cho mọi người.

Phần 4: Tâm trạng, thái độ của đoàn người muốn vượt qua khu rừng.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Một hôm, giông bão ập đến, đường đi gian nan hơn khiến mọi người đều mất tinh thần. Dù những người được Đan- kô dẫn đường quay ra oán trách Đan-kô nhưng anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Anh tha thiết muốn cứu họ. Cuối cùng, Đan-kô gục xuống và chết còn đoàn người lại vui sướng, có người còn giẫm lên trái tim của Đan-kô.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình huống truyện

Dù bị đoàn người hèn nhát kết tội và muốn giết mình nhưng Đan-kô với lòng thương người và muốn cứu thoát họ, anh đã xé lồng ngực, dứt trái tim để soi sáng đường đi cho bộ tộc, cứu thoát họ khỏi cái chết.

=> tình huống độc đáo cho thấy phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng Đan-kô.

Trái tim Đan-kô

Vẻ đẹp của người anh hùng Đan-kô

1.2.2. Bối cảnh không gian và thời gian

Không gian: Không gian rừng già, đầm lầy nguyên sinh.

+ Bóng tối bao trùm lên khắp nơi, chỉ có toàn là đầm lầy, cây cối rậm rạp, to lớn.

+ Không có được một tia nắng mặt trời chiếu xuống đây.

=> U ám, tăm tối.

Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-déc-ghin

1.2.3. Các nhân vật

a. Hình tượng đoàn người:

– Sống trong khu rừng phải vượt qua bóng tối và đầm lầy để đến với thảo nguyên.

+ Buồn rầu, sợ hãi, hèn nhát

+ Mệt lã, mất tinh thần, không dám thú nhận sự yếu hèn của mình.

Tâm trạng, thái độ của đoàn người muốn vượt qua khu rừng đối với Đan-kô.

+ “Rừng rậm rạp”, cây cối sừng sững khiến bước đi không dễ dàng nên họ đã tức giận, mất niềm tin vào người lãnh đạo của mình.

+ Họ không dám thú nhận mình yếu hèn khi giông bão đến khiến đường đi gian nan hơn

+ Trút căm hờn, giận dữ, phản đối và chỉ trích Đan-kô

Khi đến với thảo nguyên xanh:

+ “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”; Đan-kô gục xuống.

+ Đoàn người vui sướng

+ Có người còn giẫm lên trái tim đang hấp hối của Đan-kô.

=> Vô tâm, kẻ vô ơn, ích kỷ và tham lam

b. Hình tượng nhân vật Đan-kô:

Ngoại hình: chàng trai trẻ, đẹp

Lời nói, hành động:

+ Đứng lên dẫn đường đưa bộ tộc thoát khỏi sự tăm tối

+ Đoàn người muốn vây bắt và giết anh-anh vẫn tha thứ cho lỗi lầm của họ mà cứu họ ra khỏi cái chết trước mắt.

 + Xé toang lồng ngực, giơ trái tim soi đường. Đan Kô chết- không đòi hỏi gì cả.

Tính cách: Yêu tự do, gan dạ, quả cảm, giàu lòng vị tha, dám xả thân, hi sinh bản thân vì người khác.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản Trái tim Đan-kô kể về người anh hùng Đan-kô: một thủ lĩnh can đảm, yêu tự do, giàu lòng vị tha, yêu thương mọi người nhưng phải chịu nhiều tổn thương. Cuối cùng Đan-kô đã chết nhưng trái tim nhân ái của ông vẫn rực cháy.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Tình huống truyện đặc sắc

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn; Sử dụng yếu tố giả tưởng để tạo nên người anh hùng đầy khí phách và một truyền thuyết đẹp.

– Không gian vũ trụ, thời gian quá khứ nguyên sơ của loài người.

– Lời kể có sự kết hợp ngôi kể thứ nhất (tôi) ngôi thứ 3 (lời kể của bà lão I –déc –ghin) khiến diễn tiến câu chuyện lô-gic, dễ theo dõi.