1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả
Tác giả: Lê Quang Dũng.
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Văn bản thuộc thể loại: Văn bản thông tin.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời:
Văn bản được in trong cuốn sách Người Việt “Phẩm chất thói hư tật xấu”.
c. Bố cục văn bản:
– Phần 1: Phần mở đầu.
– Phần 2: Bàn luận về vấn đề an toàn lao động bằng việc kể về một tai nạn lao động mà tác giả biết đến.
– Phần 3: Bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông.
– Phần 4: Bàn luận và dẫn chứng về các trò đùa tai hại.
– Phần 5: Vấn đề phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở.
d. Tóm tắt tác phẩm:
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở như là lời nhắc nhở đối với giới trẻ về vấn đề pháp luật. Qua đó bản thân mỗi người tự nhận thấy được sự quan trọng về pháp luật và biết mình cần phải làm gì và không được làm gì để tu dưỡng, rèn luyện tốt hơn góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Nhan đề – đề tài
– Nhan đề: cho thấy đề tài được đề cập trong văn bản: Hiện tượng vi phạm luật và ý thức coi nhẹ luật pháp của người Việt
– Thái độ của người viết: Đề cao vai trò của luật pháp.
Nghiêm túc thượng tôn pháp luật
=> Ý nghĩa của vấn đề: Thời sự, cấp thiết, có tính giáo dục cao, có ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng.
1.2.2. Bố cục và cách trình bày
– Phần Sapo in đậm.
– Từ chuyện an toàn lao động.
– Tai nạn giao thông.
– Vai trò đùa tai hại.
– Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở.
=> Nhận xét: Mạch lạc, logic, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phần.
1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của văn bản
– Mục đích: Giúp người đọc nhận thức được sự cần thiết của việc chấp hành luật pháp như là yếu tố sống còn của con người
– Cách thức thể hiện: Đưa ra hiện tượng và hậu quả để người đọc tự nhận thức –> thay đổi hành vi, thái độ.
– Thái độ: Phê phán những hành vi coi thường luật pháp; kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở cho người đọc thấy rõ một trong những vấn đề rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay, đó là vấn đề chú trọng pháp luật. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, với sự phát triển đất nước.
1.3.2. Về nghệ thuật
Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn một cách mạch lạc rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung.