Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học – Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống, cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá một vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học để yêu cầu học sinh bàn bạc mở rộng.

Ví dụ:

+ Từ bài thơ Tôi yêu em (Puskin), hãy bàn về một phẩm chất cần có của con người trong tình yêu đôi lứa.

+ Từ truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), em hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “tài” và cái “tâm”, giữa cái “đẹp” và cái “thiện”.

1.1.2. Yêu cầu

– Phân tích đề bài và xác định vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong văn bản.

– Đọc kĩ văn bản văn học được nêu trong đề.

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết. Cần nêu được ít nhất hai ý lớn:

+ (1) Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ (2) Bàn luận về vấn đề xã hội đó trong đời sống.

+ Trong hai ý trên, ý (2) là trọng tâm của bài viết. Vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học ở ý (1) chỉ là đề tài để người viết bàn bạc, trao đổi, mở rộng, nâng cao ở ý (2).

– Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của cá nhân người viết.

1.2. Cách viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

1.2.1. Thực hành viết

a. Chuẩn bị:

– Đọc kĩ đề bài, xác định vấn đề cần bàn luận, các thao tác lập luận cần sử dụng, phạm vi dẫn chứng.

– Đọc lại truyện Chí Phèo (Nam Cao), tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện, đặc biệt là mối quan hệ giữa Chí Phèo và thị Nở, thấy được vai trò của thị Nở đối với quá trình thức tỉnh của Chí Phèo.

– Đọc thêm sách, báo và các nguồn tư liệu khác, kết hợp với quan sát và trải nghiệm để thấy được những biểu hiện và sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người; ghi chép lại những thông tin cần thiết.

 

b. Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý:

Tiến hành tìm ý cho bài viết theo suy luận từ khái quát đến cụ thể bằng những gợi dẫn như sơ đồ sau:

* Lập dàn ý:

Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

 

c. Viết:

– Viết bài văn theo dàn ý đã lập.

– Chú ý diễn đạt chặt chẽ, có cảm xúc; dùng từ ngữ chính xác và viết đúng chính tả, ngữ pháp;…

 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

+ Tự đánh giá kết quả viết.

– Về nội dung kiểm tra, chỉnh sửa.

 

e. Người viết và người đọc giả định, cách xưng hô trong bài viết:

– Khi viết bài văn nghị luận, em cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Bên cạnh vị trí một người học, cần phải tạo ra bài viết theo yêu cầu của thầy, cô giáo mà còn có thể “đóng vai” một người nào đó để viết (như nhà báo, luật sư, nhà khoa học,…) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan tòa, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,…)

– Cần xác định người viết giả định và người đọc giả định vì các đối tượng giả định ấy chi phối việc xác định nội dung, cách triển khai và sử dụng ngôn ngữ, nhất là cách xưng hô của em trong bài viết.

– Từ vị trí của người viết và người đọc giả định, em sẽ lựa chọn cách xưng hô cũng như thể hiện giọng điệu cho phù hợp. Một số cặp đại từ xưng hô thường được sử dụng là: tôi – bạn/ các bạn, tôi – ông/ bà, tôi – quý ngài, tôi – ngài,… Việc sử dụng các từ ngữ xưng hô này sẽ góp phần tạo nên tính đối thoại và màu sắc biểu cảm cho bài viết.