Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật – Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phân tích, bình luận một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng,…Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về nội dung và hình thức, những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm được bàn luận.

1.1.2. Yêu cầu

– Tìm hiểu kĩ về tác phẩm nghệ thuật được phân tích (đặc điểm thể loại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại,…)

– Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua một số chi tiết cụ thể.

– Nêu được nhận xét cá nhân về thành công và hạn chế của tác phẩm.

– Thực hiện các bước theo quy trình tạo lập văn bản.

1.2. Cách viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

1.2.1. Thực hành viết

a. Chuẩn bị:

– Xác định bộ phim (vở kịch, bài hát) mà em sẽ phân tích.

– Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp nội dung, hình thức của bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Kiểu văn bản chính: phân tích một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim, vở kịch hay bài hát).

+ Phạm vi dẫn chứng: nội dung của bộ phim (vở kịch, bài hát) đã chọn.

 

b. Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý: Tìm ý cho bài viết theo cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:

 

* Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

 

c. Viết:

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý:

Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề).

Thân bài:

+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề.

+ Các luận cứ (a, b, c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm.

Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu.

 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

– Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.

– Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

– Tự đánh giá kết quả viết.

1.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết

– Câu văn suy lí lô gích và câu văn có hình ảnh trong văn nghị luận.

– Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy suy luận lô gích giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng hình ảnh, từ ngữ có sức biểu cảm cao.

– Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục, vừa giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu.