Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí – Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

1.1. Kiểu bài

1.1.1. Khái niệm

– Bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể như: nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống; nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, đề văn thường nêu lên một câu danh ngôn hoặc tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao,…

Ví dụ:

+ Suy nghĩ về câu ngạn ngữ: “Tay phải của mình là tay trái của người”.

+ Liệu có phải “Yêu nhau yêu cả đường đi/ Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”?.

+ Bàn về tính ích kỉ và lòng vị tha trong tình yêu.

1.1.2. Yêu cầu

Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

– Nhận biết đúng dạng đề bàn về tư tưởng, đạo lí (thông qua một câu danh ngôn hoặc ngạn ngữ, ca dao,…hay nêu trực tiếp tư tưởng, đạo lí).

– Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy là gì, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

– Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Các luận điểm, lí lẽ phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu. Các dẫn chứng có thể lấy từ đời sống, trong lịch sử và trong tác phẩm văn học. Bố cục bài viết theo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

– Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của người viết.

1.2. Cách viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí

1.2.1. Thực hành viết

a. Chuẩn bị:

– Tìm hiểu đề bài để biết các thông tin chính trước khi viết (trọng tâm vấn đề, kiểu bài, phạm vi bàn luận,…)

– Đọc kĩ các nội dung nêu lên ở mục 1. Định hướng.

– Tìm các tư liệu liên quan đến đề tài đã xác định (các bài viết, câu chuyện, tranh, ảnh,…).

 

b. Tìm ý và lập dàn ý:

* Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là thế nào?

Trả lời: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.” nghĩa là khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.

Câu hỏi: Tại sao cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối lại ngả phía sau lưng bạn?

Trả lời: Cứ hướng về Mặt Trời, bóng tối ngả phía sau lưng bạn là miêu tả sự thật hiển nhiên khi bạn hướng mình về phía ánh sáng thì bóng của bạn sẽ ngả về sau.

Câu hỏi: Điều đó được thực hiện cụ thể như thế nào?

Trả lời: Khi ta luôn hướng về những điều tốt đẹp thì tự bản thân sẽ hoàn thiện hơn, ít đi những bóng tối. Ví dụ: Trong công việc nhiều khi ta gặp vô vàn khó khăn thâm chí là thất bại điều quan trọng là ta phải có niềm tin đứng lên khi vấp ngã.

Câu hỏi: Câu cách ngôn trên có giá trị gì?

Trả lời: Có giá trị về bài học nhận thức và hành động: luôn hướng về những gì tốt đẹp, rèn luyện ý chí, sống lạc quan, nhân ái hơn.

* Lập dàn ý:

– Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

 

c. Viết:

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý:

Mở bài: Nêu vấn đề (luận đề).

Thân bài:

+ Gồm các đoạn văn, nêu các ý lớn (luận điểm) làm sáng tỏ cho luận đề:

+ Các luận cứ (a, b, c,…) trong mỗi đoạn làm rõ cho luận điểm. Ví dụ:

Kết bài: Tổng hợp các ý đã nêu.

 

d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

– Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với các yêu cầu đã nêu ở mỗi bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để:

+ Kiểm tra về nội dung và hình thức của bài đã viết.

+ Nhận biết các lỗi còn mắc phải và cách chỉnh sửa.

+ Tự đánh giá kết quả viết.

– Về nội dung kiểm tra, chỉnh sửa:

1.2.2. Rèn luyện kĩ năng viết

Nhiệm vụ của Mở bài: là nêu lên vấn đề cần bàn luận trong bài viết. Có thể mở bài bằng các cách sau:

Nhiệm vụ của Kết bài: là tổng hợp và gợi mở vấn đề có thể suy nghĩ tiếp từ nội dung cần bàn luận trong bài viết. Có thể kết bài bằng các cách sau:

Câu chuyển đoạn: Để đảm bảo cho bài văn liền mạch, có lô gích giữa các đoạn văn, cần có câu chuyển đoạn. Ví dụ: Để chuyển từ đoạn giải thích sang đoạn chứng minh cho tính đúng đắn của một cách ngôn, có thể viết: “Vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn nêu trên đã được thể hiện rất sinh động trong cuộc sống và trong nhiều tác phẩm thơ văn.”.