Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

  Ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, góp phần quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Trong một giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến việc học tập của rất nhiều học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục cả nước, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ kinh phí giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.

(Trích Nghị định 81/2021/NĐ-CP)

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào?

Trả lời:

– Việc Chính phủ đã có chính sách không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh các cấp thể hiện vai trò quản lí hiệu quả các vấn đề quan trọng của Chính phủ; thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ nhằm hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần đối với các em học sinh, sinh viên; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.

– Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.

1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Theo Quyết định số 2432/QĐ-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 các khoản thu chi ngân sách như sau:

– Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước?

– Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào?

Trả lời: 

– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

– Ngân sách nhà nước gồm những khoản sau:

+ Khoản thu

+ Khoản chi

– Ngân sách nhà nước gồm các bộ phận:

+ Ngân sách địa phương

+ Ngân sách trung ương

1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 32, 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu hỏi sau:

– Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

– Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước.

Trả lời: 

– Ở nước ta Quốc hội có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

– Đặc điểm của ngân hàng nhà nước

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

+ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Luôn được phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 33, 34 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và cho biết vai trò của ngân sách nhà nước.

Trả lời: 

Vai trò của ngân sách nhà nước

– Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

1.4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 34, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và thực hiện yêu cầu.

Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công ti A đã thực hiện.

Trả lời: 

Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện:

– Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

– Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

  – Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

  – Ngân sách nhà nước gồm có:

  + Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp dịa phương.

  + Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

  – Đặc điểm của ngân sách nhà nước

  + Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành;

  + Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

  + Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

  + Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

  – Vai trò của ngân sách nhà nước:

  + Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính;

  + Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội;

  + Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

  – Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

  + Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

  + Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó dùng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;

  + Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách;

  + Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.