1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học
* Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận
– Mỗi văn bản được viết ra đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.
– Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề , hiện tượng ấy.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận
– Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải hình cảm, cảm xúc của người viết.
– Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc.
– Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.
1.2. Ôn tập cách viết bài luận về bản thân
1.2.1. Kiểu bài
Bài luận về bản thân là kiểu bài người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để trình bày những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của mình (tính cách, đam mê, quan điểm sống…) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về mình, đồng mình với hành động, giải pháp của mình.
1.2.2. Các yêu cầu
– Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
– Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.
– Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.
– Bài viết có thể triển khai theo bố cục:
+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.
1.2.3. Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
– Đề tài của bài luận là những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật về bản thân. Để lực chọn được đề tài phù hợp, trước tiên bạn cần dành thời gian suy ngẫm về những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân mình và liệt kê ra nháp.
– Bạn cũng có thể hỏi ý kiến từ những người thân, bạn bè, thầy cô để có được cái nhìn khách quan về bản thân mình, thực hiện theo bảng sau (làm vào vở).
– Những ý kiến được lặp lại trong bảng trên là những nhận xét, đáng tin cậy về bản thân bạn.
– Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, bạn lực chọn đặc điểm tiêu biểu, nổi bật để triển khai bài luận bằng cách trả lời một số câu hỏi:
+ Đặc điểm nào sẽ giúp hòa nhập với môi trường tôi muốn tham gia?
+ Đặc điểm nào của tôi phù hợp với yêu cầu, tiêu chí xét tuyển?
– Sau đây là một số đề tài gợi ý:
+ Châm ngôn sống của tôi.
+ Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của tôi và kế hoạch thực hiện.
+ Những trải nghiệm đã giúp tôi thay đổi cách nhìn về cuộc sống.
– Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc
+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?
+ Người đọc của bạn có thể là ai?
Thu thập tài liệu
– Bài thu thập và xem lại các tư liệu về bản thân như nhật kí, sơ yếu sơ lịch, lời phê của thầy cô trong sổ liên lạc, trong học bạ… Thông thường, bài luận giới thiệu bản thân sẽ hướng đến một đối tượng cụ thể, nhằm một mục đích nhất như là ứng tuyển một vị trí, chức vụ, đăng kí xét học bổng, tham gia xét tuyển trường đại học….. Do đó bạn cần tìm hiểu thông tin người đọc, môi trường, vị trí, bạn muốn ứng tuển, các tiêu chí, điều kiện xét tuyển bằng cách truy cập vào trang web, đọc kĩ thông tin.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý
Khi đã xác định được đặt điểm nổi bật của bản thân, bạn cần phân tích đặc điểm ấy bằng cách tìm hiểu ý và bằng chứng, phù hợp dựa vào sơ đồ.
Lập dàn ý:
Bạn lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý tưởng tìm được theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn,với bài luận tham khảo ở trên, dàn ý đã được triển khai là:
– Mở bài: giới thiệu niềm đam mê văn học và những mong muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống.
– Thân bài: lần lượt phân tích niềm đam mê văn học của bản thân, gắn với các hoạt động, ý tưởng bản thân thực hiện để đưa văn học gần hơn với cuộc sống.
– Kết bài: Khẳng định đam mê của bản thân, đưa ra thông điệp về hành trình chinh phục đam mê.
Bước 3: Viết bài
– Bài viết có thể triển khai theo bố cục:
+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.
+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.