Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch – Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch là kiểu bài nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự (sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,…) hoặc tác phẩm kịch (chèo, tuồng, hài kịch, bi kịch,…).

1.2. Các yêu cầu

Ngoài những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận như đã trình bày, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự/ kịch, bạn cần phân tích, nhận xét về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại.

– Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,…

– Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,… thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,… góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.

– Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,…

– Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

1.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

– Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

– Tham khảo các bài trước để xác định đề tài phù hợp. Với hai đề bài nêu trên, phạm vi cho phép bạn lựa chọn rất rộng. Bạn có thể chọn một tác phẩm truyện hoặc một màn kịch nào đó để phân tích, đánh giá.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

– Để xác định các nội dung chính của bài phân tích, bạn có thể đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Những tác phẩm nào có cùng chủ đề? Chủ  đề của tác phẩm cần phân tích, đánh giá đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào và được khơi sâu nhờ bút pháp thế nào?

– Hoặc các câu hỏi: Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào (truyện, kịch)? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề thế nào?

Lập dàn ý

Sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:

– Lần lượt chi tiết hóa các luận điểm.

– Thân bài cần trình bày ít nhất hai luận điểm, một luận điểm phân tích, đánh giá chủ đề và một luận điểm phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

1. Lời kể theo dòng tâm trạng.

2. Lời kể xen kẽ thực tế và mộng tưởng.

3. Nhiều kiểu lời văn

Một ví dụ khác: nếu đề bài là phân tích đánh giá một màn kịch (chẳng hạn: Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc lỡm Thị Hến), các luận điểm chính trong phần thân bài có thể sắp xếp như sau:

1. Màn kịch đã phơi bày bộ mặt gian trá, nhũng nhiễu và háo sắc của các nhân vật “tai to mặt lớn” như quan huyện, thầy đề, kẻ đột lốt thầy tu; khẳng định sự ngôn ngoan, sắc sảo của những người đàn gà góa, nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở thôn quê ngày xưa,

2. Màn kịch sử dụng tình huống hài kịch quen thuộc với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính.

3. Màn kịch sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc họa nổi bật tính cách của các nhân vật: Thị Hến, Sư Nghêu, Đế Hầu, Huyện Trìa (Lí lẽ và bằng chứng).

Bước 3: Viết bài:

– Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.