Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến – Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ 

– Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt.

– Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 544-548.

b. Thể loại

– Tường đồ.

c. Bố cục 

Có thể chia làm 2 phần:

– Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

– Phần 2: (còn lại):  Tính cách, đặc điểm Thị Kính

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghêu đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt. 

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật Thị Hến

– Một người phụ nữ góa chồng thông minh, ma mãnh: ”Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên”, lừa được cả ba tên đàn ông vào bẫy và khiến chúng tự cúi mình nhận tội. Một người phụ nữ có bản lĩnh

– Thị Hến còn là một người biết gìn giữ phẩm hạnh: ”Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng”

Thị Hến lên kế hoạch mời Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đến nhà để tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt. 

Thị Hến lên kế hoạch mời Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đến nhà cùng lúc

1.2.2. Nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa

– Chỉ vì thói đam mê nữ sắc mà tự mình nhận lấy một kết quả đáng xấu hổ.

– Ba người lần lượt tự nhìn thấy tội lỗi của mình trong khi cả ba mang danh thầy đề huyện Trìa, những người có danh, có quyền nhưng hành xử không hề phù hợp với thuần phong mỹ tục.

1.2.3. Đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện trong văn bản

– Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả.

– Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng.

– Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã. Đồng thời, phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời 

– Tình huống tuồng đắt giá giúp các nhân vật bộc lộ hết bản chất