1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1 Khái quát về nghệ thuật tuồng
* Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. Tuồng thịnh hành vào thế kỉ XIX, vùng Nam Trung Bộ (tiêu biểu là Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định). Được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, kịch bản tuồng tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tùy theo đề tài, nội dung, phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng, tuồng được phân thành hai loại chính: tuồng pho (tuồng thầy) và tuồng đồ.
* Tuồng đồ thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân; lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói. Các vở tuồng đồ tiêu biểu như Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Trường Đồ Nhục; Trương Ngáo;…
* Đặc điểm của tuồng đồ thể hiện qua nhiều yếu tố: đề tài, tích truyện, nhân vật, cấu trúc, lời thoại, phương thức lưu truyền,…
– Đề tài lấy từ đời sống thôn dã, hoặc tích truyện có sẵn, dựng thành những câu chuyện, tình huống hài hước, những nhân vật phản diện hiện thân cho những thói hư tật xấu của một số hạng người trong xã hội phong kiến tiểu nông. Tuồng đồ, do vật, thiên về trào lộng, phê phán xã hội trên lập trường đạo đức của người bình dân, khác với tuồng pho thường lấy đề tài từ sách, truyện Trung Quốc với cảm hứng anh hùng, đề cao lí tưởng trung quân theo lập trường Nho giáo.
– Tích truyện: Các vở tuồng đồ thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”. Từ tích truyện này, các tác giả kịch bản viết thành kịch bản tồng (dưới dạng truyền miệng). Khi trình diễn, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể cải biên ít nhiều cho phù hợp với điều kiện diễn xuất, đối tượng người xem.
– Nhân vật khác với tuồng pho, các loại hình nhân vật phổ biến trong tuồng đồ gần gũ với chèo cổ, cũng bao gồm các vai: kép, đào, mụ, lão…Nhân vật tiêu biểu cho các vai tuồng này thường mang tính ước lệ và tính cách không thay đổi, thể hiện vhur yếu qua lời thoại và hành động của mình. Khi xuất hiện lần đầu, các nhân vật chính thường có lời xưng danh (tự giới thiệu danh tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội,…) Tính cách, đặc điểm của nhân vật trong tuồng, một phần được biểu đạt qua cách hóa trang, nhất là qua các nét vẽ và màu sắc trên khuôn mặt diễn viên.
– Lời thoại trong tuồng cũng có vai trò, đặc ddiemr như lời thoại trong chèo đã nói ở phần trước. Lời thoại của nhân vật tuồng, chủ yếu là đối thoại có xen độc thoại hay bàng thoại, dưới hình thức nói, ngâm hoặc hát và chủ yếu là văn vần.
– Phương thức lưu truyền chủ yếu là truyền miệng. Tuồng đồ thường không được ghi chép thành quyển như tuồng pho. Do vậy, mỗi gánh hát tuồng có thể lưu giữ một vốn kịch bản – vở diễn riêng. Hơn nữa, cùng một tích tuồng, nghệ nhân trong các gánh tuồng có thể tạo dựng các lớp tuồng với các mảng miếng, những điểm nhấn và độ co duỗi của vở diễn theo cách riêng của mình.
1.1.2. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.
– Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất
– Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở
– Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.
Trích cảnh vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
1.2.3. Đoạn trích Huyện Trìa xử án
a. Xuất xứ
– Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng, nhan đề do người biên soạn đặt.
– Văn bản in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 12, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, năm 2000, trang 534 – 538.
b. Thể loại
– Tuồng.
c. Bố cục
Có thể chia làm 2 phần:
– Từ đầu … bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa.
– Còn lại: Quá trình xử án.
d. Tóm tắt nội dung văn bản
Vợ chồng trùm sò kiện thị Hến lên quan trên vì nghi ngờ ăn cắp đồ của gia đình mình. Tuy nhiên huyện Trìa quan xử án lại là tên quan mê tiền bạc, sắc đẹp, nên thị Hến đã thắng kiện.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Nhân vật huyện Trìa
Các lời thoại nổi bật của nhân vật huyện Trìa:
– “Tri huyện Trìa là mỗ
Nội hạt tiếng khen khen ra
Cầm Đường ngày tháng vào ra
Hoa nguyệt hôm nay thông thả”
– “Hễ đi mỗ cả tiếng run en
Ngồi lại đó tấc lòng buồn bực”
– “Quan ở trên dù cú hay cò
Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng”
– “Em phải năng lên hầu quan
Thời ai dám nói vu họa”
–>Từ những lời bàng thoại, đối thọai của Huyện Trì ta có thể thấy ông ta là một người ham hư vinh ”Chỗ nào nhắm tốt tiền tốt bạc/ Đỗ hành khiến nhiều mâm cũng đặng”. Không chỉ thế huyện Trìa còn là một kẻ tự cao ”Cao tài tật túc/Tiên đắc hữu tiền” nhưng đồng thời cũng sợ vợ ”Giận mụ huyện hay ghen/ Hễ đi mô cả tiếng run en”.
1.2.2. Kết quả xử án
– Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất.
– Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết.
–> Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Văn bản phơi bày bộ mặt xấu xa thối nát của những kẻ quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội với những mặt trái, những điều tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan – nơi mà người ta tìm đến để đòi lại công bằng. Qua đó bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
1.3.2. Về nghệ thuật
– Thể hiện được những đặc trưng của tuồng: ngôn ngữ, nhân vật, lời thoại, cử chỉ, hành động
– Nghệ thuật châm biếm hóm hỉnh
– Ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc